Nội dung chính Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện sách Ngữ văn 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 1.5. VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM TRUYỆN

I. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI

  • Kiểu bài:

Bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sang tỏ những điểm tương đồng/khác biệt về đặc điểm/giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm truyện đó.

  • Yêu cầu đối với kiểu bài:

+ Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm theo yêu cầu của đề bài.

+ Kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị của hai tác phẩm; phân tích sự tương đồng/khác biệt giữa hai tác phẩm (như hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nghệ thuật của tác giả hay trường phái, thời đại mà tác giả đại diện…).

+ Sử dụng lí lẽ bằng chứng thuyết phục.

+ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

  • Bố cục

  • Bố cục bài viết gồm có 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm truyện và nêu nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá.

+ Thân bài: Phân tích, so sánh hai tác phẩm để làm rõ điểm tương đồng, khác biệt về đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm truyện. Có thể lần lượt chỉ ra những điểm tương đồng/ khác biệt về nội dung/hình thức hoặc điểm tương đồng/khác biệt trên từng khía cạnh của nội dung, vấn đề.

+ Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm thể loại của tác phẩm, những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả.

II. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO

1.

- Văn bản lựa chọn nhiều cấp độ để so sánh bao gồm có: cốt truyện, nhân vật cùng tình huống…

- Việc so sánh dựa trên các tiêu chí như:

+ Điểm tương đồng: nhân vật, tình cảm giữa hai nhân vật, kết thúc.

+ Điểm khác biệt: nhân vật, tình cảm của hai nhân vật, trở ngại của tình yêu, kết thúc.

2.

- Việc lập bảng đưa lại tác dụng lớn trong việc quan sát trực quan, người đọc có thể nhanh chóng và dễ dàng nắm được các tiêu chí so sánh giữa hai tác phẩm và số ý so sánh.

- Hai ý chính trong đoạn văn sau bảng:

+ Cốt truyện của Trương Chi là câu chuyện đầy đớn đau về một tình yêu không thành, xoáy sâu vào nỗi cô đơn của con người. Kết thúc câu chuyện là trái tim mãi mãi không được đón nhận tình yêu của chàng trai.

+ Cốt truyện của câu chuyện tình ở Thanh Trì gần giống với mô típ ở Trương Chi tuy nhiên có nhiều sự đổi khác. Ở đây không còn là nhân vật nam mà là nhân vật nữ bị hóa đá trái tim bởi sự ngăn cấm của gia đình. Có một sự thay đổi là người đầu tiên phát hiện là cha nàng không phải người yêu của nàng. Kết thúc câu chuyện oan tình được hóa giải bởi nước mắt của sự thấu hiểu, yêu thương và hối hận.

- Hai ý chính trong đoạn văn sau bảng có quan hệ mật thiết với bảng so sánh. Là sự tóm tắt, tổng kết cho các điểm tương đồng và điểm khác nhau giữa hai tác phẩm, cùng với lời bình phẩm về sự khác biệt trong từng chi tiết, từ nhân vật, diễn biến cho đến kết thúc.

3.

- Văn bản trên chưa đảm bảo yêu cầu của một bài so sánh bởi lẽ:

+ Văn bản đã chỉ ra được đối tượng so sánh: cốt truyện, nhân vật, tình huống,... và phạm vi so sánh là so sánh giữa hai mô típ.

+ Văn bản đã phân tích được điểm giống và khác nhau của hai mô típ. Chỉ ra được ý nghĩa của sự khác nhau ấy, giúp người đọc nhận thấy tính độc đáo và đề cao cá tính sáng tác của tác phẩm

+ Tuy nhiên văn bản chưa chỉ lí giải nguyên nhân dẫn đến sự giống nhau và khác nhau giữa hai tác phẩm, cũng như chưa rút ra được nhận thức về đặc điểm thể loại, quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương.

III. Quy trình viết bài

Quy trình viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm được thực hiện như sau:

Quy trình viết

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài, mục đích so sánh của bài viết.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý:

…………

Lập dàn ý

………….

Bước 3: Viết bài 

…………

………….

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài viết và chỉnh sửa

………..

Rút kinh nghiệm

………..

  • Lưu ý trong từng bước thực hiện viết bài

*Bước 1: Chuẩn bị viết

+ Đọc kĩ hai văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và truyện cổ tích Thạch Sanh.

+ Tìm yếu tố kì ảo trong hai văn bản.

*Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Trả lời các câu hỏi:

+ Đối tượng và phạm vi so sánh là gì?

+ Những điểm tương đồng giữa các yếu tố kì ảo trong hai tác phẩm?

+ Những điểm khác biệt giữa yếu tố kì ảo trong hai tác phẩm?

+ Có thể rút ra những nhận xét, đánh giá như thế nào?

*Bước 3: Viết bài

- Đọc kĩ hướng dẫn viết trong SGK để bài viết đáp ứng yêu cầu kiểu bài.

*Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa.

+ Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài viết.

+ Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.

+ Tự đánh giá kết quả viết.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay