Nội dung chính Ngữ văn 12 cánh diều Bài 3: Kiến thức ngữ văn
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Kiến thức ngữ văn sách Ngữ văn 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
BÀI 3. NHẬT KÍ, PHÓNG SỰ, HỒI KÍ
- TÌM HIỂU CHUNG
Định nghĩa | |
Nhật kí | Nhật kí ghi chép theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả là người tực tiếp tham gia hay chứng kiến, thường bộc lộ suy nghĩ, thái độ và đánh giá của người viết về con người, cuộc đời và chính bản thân mình. |
Phóng sự | + Phóng sự ghi chép kịp thời, cụ thể những sự việc, con người nhằm làm sáng tỏ trước công luận về vấn đề đặt ra từ bài viết. + Vấn đề nêu lên trong bài phóng sự thường liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người, có ý nghĩa thời sự đối với xã hội. + “Là một thể loại phi hư cấu, phóng sự còn mang nhiều yếu tố chính luận: câu chuyện kể về các sự kiện được xen kẽ với những suy nghĩ và bình luận ngoại đề của tác giả. Đặc biệt, chủ kiến của nhà văn bộc lộ rõ trong phóng sự văn học”. |
Hồi kí | + Hồi kí ghi lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến. + Do sự cách quãng của thời gian diễn ra sự kiện nên hồi kí không ghi chép tỉ mỉ hằng ngày như nhật kí mà chỉ ghi chép dựa trên ấn tượng và hồi ức của cá nhân người viết. + Dù là những ghi chép cá nhân nhưng hồi kí cần được bảo đảm tính khách quan, chính xác về sự kiện, nhân vật, thời gian và địa điểm… + Hồi kí của những nhân vật có vị trí xã hội là những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác động xã hội rất lớn. |
2. Tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật trong nhật kí, phóng sự, hồi kí
a. Tính phi hư cấu
+ Với nhiệm vụ ghi chép những sự kiện xác thực của đời sống, cả nhật kí, phóng sự và hồi kí đều có sự kết hợp giữa tính phi hư cấu với một số thủ pháp nghệ thuật như miêu tả, trần thuật….
+ Tính phi hư cấu của tác phẩm thể hiện ở những sự kiện có thực mà người viết đã trực tiếp tham gia hay chứng kiến.
+ Thủ pháp nghệ thuật miêu tả kết hợp với trần thuật giúp sự kiện và con người trong tác phẩm hiện lên sinh động.
+ Sự kết hợp giữa chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết khiến nhật kí, phóng sự và hồi kí không chỉ làm tròn chức năng thông tin mà còn chứa đựng tư tưởng.
- Đọc nhật kí, hồi kí, phóng sự ta không chỉ thấy được sự kiện mà còn biết những vấn đề mang ý nghĩa xã hội sâu sắc hiểu được về hoàn cảnh tính cách và số phận nhân vật.
b. Thủ pháp nghệ thuật thể hiện trong hồi kí, nhật kí và phóng sự
Thể loại | Biểu hiện |
Nhật kí | + Người viết thường ghi lại sự kiện, cảm nghĩ “vừa mới xảy ra” của cá nhân, thường sử dụng hình thức trần thuật như ngôi thứ nhất, số ít. + Nhật kí là thể độc thoại song lời độc thoại của tác giả hoặc nhân vật lại có thể là cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người, cuộc đời và chính bản thân mình. |
Phóng sự | + Ở phóng sự người viết thường bám sát hiện thực đời sống, phát hiện những sự việc, vấn đề gay cấn, có ý nghĩa thời sự để điều tra, phỏng vấn, đối thoại, ghi chép… nhằm cung cấp cho công chúng những bằng chứng xac thực, cụ thể để họ có thể đánh giá đúng người và việc mà họ quan tâm theo dõi. |
Hồi kí | + Ở thể hồi kí, người viết thường kể lại những sự kiện dựa trên ấn tượng, hồi ức của cá nhân và chính những ấn tượng, cảm tưởng trực tiếp của tác giả lại có giá trị như một tài liệu xác thực. |