Nội dung chính Ngữ văn 12 cánh diều Bài 2: Kiến thức ngữ văn

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Kiến thức ngữ văn sách Ngữ văn 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 2. HÀI KỊCH

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. Hài kịch

Hài kịch

Đặc điểm

Khái niệm

Là một thể loại mang đầy đủ những đặc điểm của tác phẩm kịch về cốt truyện, ngôn ngữ, xung đột, hành động. Thường sử dụng tiếng cười để chế giễu, phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu, cái nhố nhăng, lố bịch, kệch cỡ, lỗi thời trong đời sống….

Tình huống

Là tình thế, hoàn cảnh đặc biệt được phát hiện trong cuộc sống đời thường khiến cho mâu thuẫn, xung đột và thói hư tật xấu, tính cách đáng cười của nhân vật chuyển từ trạng thái tiềm ẩn sang trạng thái được bộc lộ. 

Xung đột

Xung đột trong hài kịch thường là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái tốt, cũng có khi là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu.

Nhân vật

Nhân vật trong hài kịch thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm, phẩm chất, năng lực và vị trí xã hội… hoặc có thói quen, tính cách, ứng xử… trái với lẽ thường, vì thế trường trở nên lố bịch, hài hước, đáng cười.

Hành động

Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của nhân vật bao gồm có (lời thoại, cử chỉ, điệu bộ, hành vi…) tập trung bộc lộ thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ hài kịch bao gồm có lời thoại và chỉ dẫn sân khấu. Để tạo ra tiếng cười, tác giả thường sử dụng ngôn ngữ gần với đời sống như: chơi chữ, nói lái, nói quá,  nói lắp, nhại, tương ẩn… đối thoại trong hài kịch thường  tổ chức theo cấu trúc: tấn công – phản đòn, thăm dò – lảng tránh, cầu xin – từ chối, vu vạ - biện minh.

Thủ pháp trào phúng

Thường được sử dụng trong hài kịch bao gồm có   tạo tình huống hài hước, trớ trêu, giàu kịch tính, phóng đại, cách diễn đạt phi logic, không hợp tình thế, điệu bộ gây cười, giễu nhại, vật hóa, tương phản, bở lửng lời thoại…

  1. Phong cách cổ điển
  • Phong cach cổ điển là phong cách nổi bật trong các tác phẩm văn học nghệ thuật Châu Âu thuộc trào lưu chủ nghĩa cổ điển, phát triển rực rỡ nhất ở nước Pháp cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII. 
  • Phong cách cổ điển trong văn học thường xây dựng nhân vật trung tâm lí tưởng là con người đặt lí trí trên tình cảm, phục tùng lợi ích quốc gia, dòng họ phê phán những con người đam mê dục vọng bản năng, đi ngược lại nguyên tắc tôn sùng lí trí.
  • Nhân vật trong các tác phẩm mang phong cách cổ điển được tô đậm nhân mạnh để làm nổi bật một nét tính cách nào đó.
  • Phong cách cổ điển đề cao tính quy phạm, khuôn mẫu, chuẩn mực trong nội dung và nghệ thuật: hướng về các đề tài cao nhã, những hình mẫu lí tưởng về đạo đức, lẽ sống.. hướng tới sự hài hòa, cân xứng trong bố cục, ưa sử dụng ngôn ngữ tao nhã, ước lệ, tượng trưng… đòi hỏi tôn trọng những quy định nghiêm ngặt về thể loại. Phong cách cổ điển coi trọng chức năng xã hội, giáo huấn của văn học.
  1. Lỗi câu logic, câu mơ hồ và cách sửa
  • Lỗi câu logic

+ Là hiện tượng câu hoặc đoạn văn, văn bản có những thông tin, lập luận mâu thuẫn nhau hoặc thiếu nhất quán, không đầy đủ, không phù hợp với lí lẽ thông thường và thực tế.

Ví dụ:

Trong giáo dục nói chung và trong bóng rổ nói riêng; chúng ta đã đạt được những thành công nhất định.

=>Sai vì giáo dục và bóng rổ không thuộc cùng một lĩnh vực vì thế không thể dùng nói chung và nói riêng được.

=> sửa:

+ Trong thể thao nói chung và trong bóng rổ nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành công nhất định.

Hoặc

+ Trong giáo dục nói chung và trong giáo dục thể chất nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành công nhất định.

  • Lỗi câu mơ hồ

+ Là các câu mắc lỗi dùng từ hoặc lỗi cấu tạo khiến người nghe có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, không đúng ý người nói. 

Ví dụ: 

Xe không phải rẽ trái.

  • Câu có thể hiểu theo 3 cách:

+ Xe này không bắt buộc phải rẽ trái.

+ Các loại xe nói chung không bắt buộc phải rẽ trái.

+ Xe không tải phải rẽ trái.

  • Sửa:

+ Xe này không phải rẽ trái.

+ Tất cả các loại xe đều không phải rẽ trái

+ Xe không tải phải rẽ trái.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay