Nội dung chính Ngữ văn 12 cánh diều Bài 2: Loạn đến nơi rồi! (Trích Mùa hè ở biển – Xuân Trình)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Loạn đến nơi rồi! (Trích Mùa hè ở biển – Xuân Trình) sách Ngữ văn 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 2.3. VĂN BẢN LOẠN ĐẾN NƠI RỒI

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Xuân Trình: (1936 - 1991)

- Quê: Làng Lỗ Xá, Xã Yên Hưng, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định.

- Ông là nhà viết kịch, nhà lãnh đạo sân khấu tiên phong của sự nghiệp đổi mới. 

- Ông được đánh giá là cánh chim đi đầu trong việc dự báo đời sống xã hội.

- Ông cũng giữ nhiều chức vụ như: vai trò Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Tổng biên tập Tạp chí Sân khấu; Giám đốc Nhà xuất bản Sân khấu; nhà biên kịch.

b. Tác phẩm

- Các tác phẩm tiêu biểu: Mùa hè ở biển, Nửa ngày về chiều, Đợi đến mùa xuân, Bạch đàn liễu, Quê hương Việt Nam

2. Văn bản “Loạn đến nơi rồi”

a. Đoạn trích “Loạn đến nơi rồi”

+ Thể loại: Hài kịch

+ Đoạn trích “Loạn đến nơi rồi” trích từ Mùa hè ở biển. Được in trong Kịch Xuân Trình, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1995.

b. Bố cục

Gồm có 4 phần cụ thể:

+ Phần 1 (từ đầu đến...đậy lên chiếc guồng): Người dân tại làng chào đón Đoàn Xoa về thăm nhà và sự việc “khoán chui” bắt đầu hé lộ từ đây.

+ Phần 2 (tiếp theo đến...tôi hoặc ông ấy): Sự việc “khoán chui” bị lộ.

+ Phần 3 (tiếp theo đến...đem đi mà bán): Cuộc gặp gỡ của ông Đoàn Xoa và thủy thủ.

+ Phần 4 (đoạn còn lại): Cuộc gặp gỡ của ông Đoàn Xoa và Quân.

II. XÁC ĐỊNH TÌNH HUỐNG VÀ XUNG ĐỘT KỊCH

  1. Hành động kịch
  • Tóm tắt

Ông Đoàn Xoan có dịp về thăm nhà, thăm lại làng xã thấy mọi việc có tiến triển tốt đẹp, ông muốn ở lại chơi thêm mấy hôm mà không biết rằng cả xã đang giấu việc làm khóan chui. Trong quá trình dạo quanh xóm làng, ông đã sinh nghi vì thấy ruộng đồng chia nhỏ nhưng không một ai chịu nói sự thật. Cho đến cuộc nói chuyện với Cụ Bản, ông Đoàn Xoa mới vỡ lẽ ra sự thật và ông không thể chấp nhận được, muốn báo lên trung ương. Ông lại ra bãi biển mua cá, thấy ngư dân cũng “bán chui”, lấy của công bán cho riêng mình, ông và anh thuyền trưởng đối chất tư tưởng với nhau, và kết thúc đoạn trích là sự hậm hực của ông Đoàn Xoa trước tình thế loạn lạc như này.

  • Tình huống kịch

Ông Đoàn Xoa về thăm làng có nhiều sự thay đổi tích cực. Đang ngồi nói chuyện với mọi người ông nhận ra cả xã đã bí mật thực hiện khoán chui. Trước sự thật đó, ông không chấp nhận được và muốn báo lên trung ương.

  1. Xung đột kịch
  • Xung đột giữa ông Xoa và cụ Bản, bí thư Hướng

+ Thấy ông Xoa về, cụ Bản - một trong số những người dân của hợp tác xã từng phải đi ăn xin trước đây, nay đã xây được nếp nhà ngói mới, sang mời ông bà Xoa dự buổi cất nóc.  Tại đây, trong cuộc nói chuyện với bí thư Hướng, cụ Bản, ông Xoa phát hiện sự thật rằng người dân làm khoán chui ruộng đất.

→ Ông Xoa cho rằng người dân có thể làm đến chết trâu, chết bò nhưng người dân giờ đi làm khoán chui thì họ làm cái gì. Ông cho rằng họ làm không làm cho hợp tác xã vì trụ sở sân kho vắng tanh. Ông nghĩ rằng tình huống này rối loạn, không đúng với trật tự kỉ cương vốn có >< Cụ Bản cho rằng người dân vẫn đi làm chăm chỉ từ tinh mơ, họ đã biết thay đổi phương thức sản xuất: đốt lửa hun khói đuổi sương cho trâu biết đường đi, cày đúng thời vụ. Người dân làm vì hạt gạo, vì đời sống phát triển hơn. 

  • Xung đột giữa ông Xoa và thủy thủ đánh cá.

+ Khi ra bãi biển ông Xoa gặp bác thủy thủ cõng một sọt đầy cá thu đang chuẩn bị cho người mua. Ông nghĩ rằng cho đây là hình thức bán chui, bởi việc này phải khiêng đến cho mậu dịch; đi trái với chủ trương của nhà nước.

  • Ông Xoa cho rằng các thủy thủ đánh cá đang làm hành động trái pháp luật, đi trái với chủ trương của nhà nước, yêu cầu phải làm biên bản >< Thủy thủ việc bán cá cho người mua là điều hoàn toàn bình thường bởi đó là công việc làm ăn của họ và ông Xoa không có tư cách gì để yêu cầu thủy thủ như vậy.
  • Xung đột giữa thuyền trưởng Quân và Đoàn Xoa về việc giải quyết vụ việc trước của thủy thủ.

Ông Xoa khăng khăng rằng cá là sản phẩm của nhà nước và đoàn thuyền của Quân không có quyền đem bán ra ngoài. Ông cho rằng người dân phải làm việc lý tưởng chứ không nên vì miếng ăn, phải xây dựng cho tổ quốc vì đất nước còn nghèo >< Quân cho rằng người dân phải làm việc vì miếng ăn, cho đời sống của chính họ bởi những câu nói, lý tưởng dù hay thế nào cũng không thể giúp cho cuộc sống của họ. Vì thế, người dân có quyền bán và không ai có quyền ngăn cản họ.

III. NHÂN VẬT KỊCH

  • Nhân vân Đoàn Xoa

+ Là một cán bộ tốt nhưng khá máy móc, không biết lắng nghe thực tế cuộc sống của người dân.

+ Là một người chính trực, ngay cả vợ làm sai cũng bị báo lên phê bình. 

+ Chi tiết phát hiện sự việc “khoán chui” của ông chỉ mới thể hiện một phần nhỏ lối suy nghĩ của ông mà thôi. Đến chi tiết ông phát hiện “bán cá chui” ở trên biển mới đẩy xung đột kịch lên đỉnh điểm đồng thời thể hiện tính cách toàn diện của nhân vật thông qua hai cuộc đối thoại. 

  • Đầu tiên là cuộc đối thoại với anh thủy thủ. Khi biết rằng cá không được mang đến cho mậu dịch, ông cho rằng các thủy thủ đánh cá đang làm hành động trái pháp luật, đi trái với chủ trương của nhà nước, yêu cầu phải lập biên bản. => Thể hiện sự cứng nhắc, lối suy nghĩ bảo thủ của ông.
  • Đỉnh cao của xung đột kịch là màn đối thoại giữa thuyền trưởng Quân và ông Đoàn Xoa Ông vẫn khăng khăng khẳng định cá là sản phẩm của nhà nước và đoàn thuyền của ông Quân không có quyền đem bán ra ngoài. Ông cho rằng người dân phải làm việc lý tưởng chứ không nên vì miếng ăn, phải xây dựng tổ quốc vi đất nước còn nghèo. => Tầm nhìn hạn hẹp, lỗi thời, trái với quy luật tự nhiên.
  • Bằng chừng ấy chi tiết đã góp phần thể hiện đầy đủ tính cách của Đoàn Xoa. Một người cán bộ luôn muốn xây dựng đất nước phát triển song lại là người coi trọng nguyên tắc, cứng nhắc, tư tưởng bảo thủ lạc hậu.
  • Suy nghĩ về nhân vật

+ Nhân vật Đoàn Xoa là người có tính nguyên tắc cao, thương yêu đồng chí bạn bè, vợ con hết mực. Ông cũng có những ý tốt, thiện chí luôn mong muốn đất nước phát triển, xóa đói giảm nghèo nhưng thật đáng tiếc rằng những suy nghĩ của Đoàn Xoa trở thành lỗi thời với cuộc sống đang đi lên.

+ Sự lỗi thời ấy đã đẩy Đoàn Xoa vào tình thế hài hước, đáng buồn cười, trở thành đối tượng bị châm biếm trong tác phẩm. Ông Đoàn Xoa là hình ảnh tiêu biểu cho người mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, cách nhìn hạn hẹp lúc bấy giờ. 

Qua vở kịch, thông qua nhân vật Đoàn Xoa, người đọc thấy rõ thái độ phê phán của tác giả về những cái cũ, cái tiêu cực trong sản xuất và quan hệ xã hội ở nông thôn ta lúc bấy giờ. Vì tư duy duy lý, trái với quy luật phát triển tự nhiên, đồng thời do non kém về kiến thức, không nắm bắt khoa học kỹ thuật phát triển của con người (cụ thể là ông Đào Xoa) đã vô tình trở thành bước cản làm chậm tiến độ phát triển của xã hội. 

IV. TỔNG KẾT

  1. Nghệ thuật

+ Xây dựng tình huống kịch độc đáo góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào bộc lộc ý nghĩa nhân văn của vở kịch.

+ Xây dựng xung đột kịch hấp dẫn từ đó đưa cảm xúc của người đọc đi từ thấp thỏm, lo âu cho đến thở phào hả hê.

  1. Nội dung

+ Có giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc: ca ngợi con người cũng như thứ tình cảm cao đẹp và tiếng nói của lương tri, chính nghĩa chắc chắn sẽ thắng gian tà.

+ Bên cạnh đó nó còn phê phán chế độ tư vản đã bóc lột và chén ép con người.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Loạn đến nơi rồi! (Trích Mùa hè ở biển – Xuân Trình)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay