Nội dung chính Ngữ văn 12 cánh diều Bài 2: Quan Thanh Tra (Gô-gôn)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Quan Thanh Tra (Gô-gôn) sách Ngữ văn 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 2.1. VĂN BẢN QUAN THANH TRA

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Nikolay Vasilyevich Gogol: (1809-1852)

- Quê quán: Là một văn sĩ, thi sĩ, kịch tác gia và phê bình gia người Nga gốc Ukraina - Ba Lan.

- Ông đã cống hiến cho văn học Nga và thế giới hàng chục tác phẩm kiệt xuất với rất nhiều bí ẩn riêng tư và đầy tính thời đại. Gogol là nhà văn hiện thực đầu tiên của ngôn ngữ Nga, và coi ông là người dẫn đầu Trường phái Tự nhiên.

b. Tác phẩm

- Người tù binh Kavkaz (truyện ngắn); Nhật ký một người điên (truyện ngắn); Cái mũi (truyện ngắn); Quan thanh tra (hài kịch); Chiếc áo khoác (truyện ngắn); Những linh hồn chết (tiểu thuyết),...

2. Văn bản “Quan thanh tra”

a.  Đoạn trích Quan thanh tra

+ Thể loại: Hài kịch

+ Đoạn trích Quan thanh tra thuộc hồi năm của vở kịch cùng tên Quan thanh tra.

  1. Bố cục

- Có thể chia thành 2 phần như sau:

+ Phần 1: lớp 8: Thực hư về danh tính thật – giả của Quan thanh tra.

+ Phần 2: Lớp cuối cùng: Quan lại và nỗi lo lắng khi có lệnh triệu kiến của Quan thanh tra.

  1. Tóm tắt

Đoạn trích kể về phần đoạn hai quý tộc báo Khlet-xta- cốp là quan thanh tra làm cho quan lại địa phương tưởng anh là quan thanh tra và ra sức đối đãi, mời chào, đút lót lấy lòng. Sự việc vỡ lẽ khi chủ sự bưu điện đọc bức thư mà Khlet-xta-cốp viết. Bức thư mang nội dung chế giễu các quan chức địa phương, lần lượt từng người bị bôi nhọ.

II. TÌNH HUỐNG VÀ XUNG ĐỘT KỊCH 

  1. Chỉ dẫn sân khấu
  • Các chỉ dẫn sân khấu bao gồm có: 

+ “đọc tiếp”, “ấp úng”, “giữ thư lại”, “thở dài”, “đập đập tay lên trán”, “nắm tay”, “giậm chân xuống sàn”.

  • Việc trích dẫn các chỉ dẫn sân khấu như trên giúp cho người đọc có thể hình dung các cử chỉ, hành động của các nhân vật một cách chân thực từ đó góp phần tích cực trong việc theo dõi và hiểu được nội dung cũng như ý nghĩa của toàn bộ vở kịch.
  1. Tình huống và xung đột kịch
  • Tình huống kịch

Mọi người đều nhận nhầm Khlet-xta-cốp chính là quan thanh tra được thủ đô cử tới. Chỉ đến khi chủ sự bưu điện đọc được bức thư mà Khlet-xta-cốp viết, mọi người mới nhận ra mình đã bị lừa bởi một người vô danh rỗng túi. Bức thư mang nội dung chế giễu các quan chức địa phương và lần lượt từng người đã bị bôi nhọ.

  • Xung đột kịch

Sự xung đột kịch thể hiện qua các mối quan hệ xung đột sau đây:

+ Bề mặt: Là mối xung đột giữa quan chức địa phương >< Khlet-xta-cốp.

+ Bề sâu: Nạn thâm ô, tham nhũng sự ngu dốt và thối nát của quan chức địa phương >< lý tưởng.

III. NHÂN VẬT KỊCH

  1. Nhân vật hài kịch

Nhân vật

Đặc điểm

Thị trưởng

“Thằng thị trưởng, ngu như một con ngựa thiến lông xám”.

Chủ sự bưu vụ

“Chủ sự bưu vụ giống thằng Mi-khê-ép gác cổng ở bưu vụ như hệt: chắc nó cũng chè rượu và bần tiện như thế”.

Viện trưởng viện tế bần

“Giem-li-a-ni-ca thằng viện trưởng viện tế bần là một con lợn chính cống đội mũ nồi”.

Kiểm học

“Thằng kiểm học, người sặc mùi hành”

Chánh án

“Thằng chánh án Li-áp-kin Ti-áp-kin thật sự hết sức mô-ve-tông”.

Mỗi một nhân vật được tên Khlet-xta-cốp miêu tả đều có đặc điểm vô cùng hài hước. Được khắc họa thông qua lời nói, cử chỉ hành động cũng như cách miêu tả của Khlet-xta-cốp.

  • Góp phần mang đến tiếng cười sảng khoái cho người đọc. Về sự trái ngược giữa chức vụ, ngoại hình với nhân cách.
  1. Tiếng cười trong hài kịch 
  • Tiếng cười chính là gia vị không thể thiếu ở trong đoạn trích Quan thanh tra này. Tiếng cười là sự châm biếm về những thói hư tật xấu của bọn quan lại địa phương như: chánh án, thị trưởng, viên kiểm học…. dưới góc nhìn của Khlet -xta-cốp: ngu dốt, tham lam…
  • Bên cạnh đó, ở đoạn trích này còn cho thấy sự mâu thuẫn đối lập giữa lý tưởng và hiện thực xã hội. 
  • Tiếng cười chính là một trong những nhân vật không thể thiếu và được coi là linh hồn của vở hài kịch này.

IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

- Thông điệp: vấn nạn đạo đức và tham nhũng trong xã hội. Thể hiện ở các khía cạnh:

+ Quan lại địa phương vốn là những kẻ tham nhũng vô cùng lo sợ, tìm mọi cách để mua chuộc, hối lộ cho quan thanh tra. Ngay khi nhận tin Khlet- xta- cốp là quan thanh tra thì nhanh chóng lấy lòng bằng cách bày ra những bữa ăn ngon, cho vay tiền thoải mái, thậm chí, ngài thị trưởng vì khát vọng thăng công tiến chức mà hiến cả con gái hòng lấy lòng vị “quan thanh tra” giả này. Đoạn trích đã vạch trần bản chất của bộ máy quan chức mục nát dưới chế độ Sa hoàng.

+ Qua thông điệp của đoạn trích như gửi đến một lời phê phán hiện thực xã hội khi nạn tham nhũng đang len lỏi và âm ỉ trong từng bộ máy chính quyền và cũng như một lời nhắc nhở cho sự ngu dốt và mục nát của chính quyền sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng.

  • Nhìn chung thông điệp này vẫn còn nguyên giá trị và sẽ là phù hợp với mọi thời đại cuộc sống, ở bất kì xã hội nào, một nền chính trị nào.

V. TỔNG KẾT

  1. Nghệ thuật

+ Xây dựng tình huống kịch độc đáo góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào và mà bộc lộ bản chất của bè lũ quan tham.

+ Xây dựng xung đột kịch sâu sắc giữa lý tưởng và hiện thực xã hội .

  1. Nội dung

+ Châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu, những góc khuất của xã hội.

+ Phản ánh hiện thực xã hội bất công, phân chia nhiều tầng lớp trong xã hội.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Quan Thanh Tra (Gô-gôn)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay