Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi I-chi-y-ô)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi I-chi-y-ô) sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 2.5. ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: CUỘC GẶP GỠ TÌNH CỜ

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

 - Hi-gu-chi I-chi-y-ô (1872 – 1896). 

- Nữ nhà văn Nhật Bản tuy có cuộc đừi ngắn ngủi nhưng lại có sự nghiệp văn học vô cùng ấn tượng.

- Bà đã để lại khoảng 20 truyện ngắn, 4000 bài thơ và một số tiểu luận cùng 1 bộ nhật kí.

2. Tác phẩm

Đoạn trích Cuộc gặp gỡ tình được trích từ truyện Đêm thứ mười ba.

II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN CUỘC GẶP GỠ TÌNH CỜ

  1. Sự kiện chính của đoạn trích
  • Ô -sê-ki từ biệt cha mẹ, gọi xe về nhà lòng nàng nặng trĩu nỗi buồn.
  • Xe chạy được một lúc, người phu xe đột nhiên ngừng lại; than mệt, xin lỗi và từ chối việc chở Ô-sê-ki đi tiếp.
  • Ô-sê-ki hơi hốt hoảng, hứa rằng sẽ trả thêm tiền để được chở về nhà, nhưng anh ta nói “không cần tiền” vẫn từ chối lời đề nghị của Ô-sê-ki.
  • Nhưng rồi chợt nhận ra sự bất tiện, bất an có gây ra cho bà khách nếu bỏ mặc khách ở một nơi vắng vẻ trong đêm tối, anh ta mời khách lên xe đi tiếp.
  • Dưới ánh trăng qua dáng vẻ, lời nói của người phu xe, Ô-sê-ki sửng sốt nhận ra đó là Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê người mà nàng từng gắn bó với bao kỉ niệm và từng yêu thương khát khao làm vợ anh ta.
  • Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê nhận ra người khách mà mình định bỏ rơi giũa đường là Ô-sê-ki anh ta cũng sửng số không kém và tự thấy xấu hổ với cách hành xử cùng bộ dáng khốn khổ của mình.
  • Ô-sê-ki xuống xe đi bộ cùng Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kêm một đoạn đường. Cuộc trò chuyện chốc lát giúp nàng hiểu dược tình cảnh sa sút, oái oăm của Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê. Đã có lúc Ô-sê-ki cũng muốn nói cho anh ta biết cuộc sống không hạnh phúc và nỗi buồn riêng cua mình nhưng lại thôi. Tuy vậy, nàng tỏ ra hết sức đồng cảm với tình cảnh khốn khó và nỗi buồn của Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê.
  • Trước lúc chia tay, Ô-sê-ki gửi biếu Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê một ít tiền. Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê hiểu trân trọng tấm lòng nàng và không nỡ từ chối. Rồi họ chia tay, mỗi người một hướng trở về với cuộc sống riêng của mình. Nhưng có lẽ “cả hai đều nghĩ về nhau và biết rằng họ được chia sẻ nỗi buồn trong đời”.
  1. Điểm giống và khác nhau giữa Ô-sê-ki và Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê
  • Giống nhau

+ Cùng có chung những kỉ niệm tuổi thơ, thơ mộng, đáng nhớ.

+ Đều nuôi trong lòng những tình cảm và giấc mộng yêu đương thầm kín.

+ Đều phải kết hôn với người mình không yêu từ áp lực của gia đình hoặc hoàn cảnh khách quen.

+ Đều mang nặng nỗi buồn về một tình yêu không thành.

  • Điểm khác biệt:

+ Trong việc kết hôn với người mình không yêu, Ô-sê-ki xuất phát từ lòng yêu thương. Bổn phận với gia đình quên mình về lợi ích của bản thân; Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê lại vì thất tình, buồn chán nghe theo lời khuyên bảo của người thân.

+ Trong việc gánh chịu bất hạnh, nỗi buồn khổ: Ô-sê-ki chấp nhận lặng lẽ chịu đựng một mình, không nỡ và cũng không có cơ hội chia sẻ đến bất kì ai; Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê lại có nhiều phản ứng tiêu cực như sa vào cảnh phóng đãng dẫn đến sa sút, nghèo khốn.

  • Tất cả những điều này có thể nhận ra thông qua lời giãi bày tâm sự của Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê, lời đối thoại và độc thoại nội tâm của Ô-sê-ki.
  1. Nhân vật Ô-sê-ki và Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê
  • Ô-sê-ki

Bề ngoài tỏ ra là người phụ nữ lặng lẽ, cam phận nhưng trong ý thức, cô thấu hiểu nỗi bất hạnh của mình nên lòng nàng luôn nặng trĩu nỗi buồn.

+ Là người phụ nữ Nhật Bản truyền thống, luôn hiểu rõ bổn phận, biết hành xử đúng bổn phận nhưng cũng biết trân quý tình yêu, mộng ước.

+ Là người phụ nữ nhạy cảm, vị tha, dễ cảm thông chia sẻ tình cảnh bất hạnh, nỗi buồn của người khác nhưng cũng biết làm chủ hành vi và giới hạn cảm xúc của mình.

  • Cho thấy Ô-sê-ki vừa đáng thương vừa đáng trân trọng.
  • Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê

+ Một chàng trai vốn xuất thân từ gia đình khá giả, có tình yêu trong sáng nhưng yếu đuối để mất tình yêu địa vị của mình, càng về sau càng sa sút và xuống dốc.

+ Một người đàn ông “không giống với người xấu” nhưng sống buông thả, dễ sa ngã.

  • Các nét tính cách cho thấy Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê vừa đáng thương vừa đáng trách.
  1. Phong cách sáng tác
  • Văn bản được sáng tác theo phong cách vừa cổ điển lại vừa lãng mạn. Vì: Tác giả vừa miêu tả vừa khách quan cuộc đời của hai nhân vật Ô-sê-ki và Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê đồng thời lại chủ quan về thế giới nội tâm cũng như những độc thoại của nhân vật Ô-sê-ki.
  1. Giá trị thẩm mỹ, giáo dục của văn bản
  • Giá trị nhận thức

+ Giúp người đọc hiểu về bộ mặt xã hội, gia đình đương thời, các nhân vật và số phận tính cách của họ trong bối cảnh ấy, nhận thức về lẽ phải, điều tốt, xấu cách hành xử phù hợp trong đời sống.

  • Giá trị giáo dục 

+ Đánh thức lòng vị tha nhân ái khả năng đồng cảm với số phận cảm xúc.

  • Giá trị thẩm mỹ

Mang đến sự thích thú, tình cảm, thái độ phù hợp với cái đẹp trong cách hành xử, suy nghĩ, trong cuộc sống và cái đẹp trong một truyện ngắn.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung
  • Giúp con người hiểu được bộ mặt xã hội, gia đình đương thời, các nhân vật và số phận, tích cách của họ trong bối cảnh ấy.
  • Nhận thức về lẽ phải điều tốt và xấu và có cách hành xử đúng đắn.
  1. Nghệ thuật

Cách viết theo phong cách hiện thực và lãng mạn tạo nên sức hút cho toàn bộ câu chuyện.

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi I-chi-y-ô)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay