Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Xuân Diệu (Hoài Thanh – Hoài Chân)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Xuân Diệu (Hoài Thanh – Hoài Chân) sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 1.3. ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: XUÂN DIỆU
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Hoài Thanh: (1909 -1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên.
- Hoài Chân: (1914 - ?) tên khai sinh là Nguyễn Đức Phiên.
- Quê quán: Xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Là hai anh em ruột đồng thời là hai nhà phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Hai ông là đồng tác giả của cuốn Thi nhân Việt Nam. Tác phẩm đã đưa tác giả lên vị trí một nhà phê bình lớn của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
2. Tác phẩm
- “Xuân Diệu” được in trong tập Thi nhân Việt Nam NXB Văn học, Hà Nội.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
Đặc điểm sáng tác và phong cách cá nhân của Xuân Diệu
Hệ thống từ ngữ hình ảnh nói về đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu:
+ “Lối dùng chữ đặt câu quá Tây”; “ý tứ mượn trong thơ Pháp”; “cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam”; “lối làm duyên rất có duyên”; “cái vẻ đài các rất hiền lành”; “diễn đạt được cái tinh thần cố hữu của nòi giống”; “một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy”; “cái nồng nàn, tha thiết”; “rung động tinh vi”; “tâm hồn phức tạp”….
Qua đó có thể nhận thấy một điều đó là Xuân Diệu cũng giống như Huy Cận vừa truyền thống vừa mởi mẻ. Phong cách thơ của ông thuộc kiểu phong cách lãng mạn bộc lộ “cái tôi” trữ tình vừa tinh tế, lắng đọng vừa nồng nàn tha thiết.
Phong cách cá nhân độc đáo nhưng không ra đời giá trị truyền thống
Sự cách tân độc đáo mang phong cách cá nhân của Xuân Diệu xuất phát từ thực tế của văn học.
Phong trào Thơ mới ra đời là kết quả của việc vần luật, niêm luật cổ thi quá mức gò bò trong khi đó nhu cầu thể hiện cảm xúc, tư tưởng của thời đại thì biến chuyển không ngừng.
Khuynh hương của thơ mới là khuynh hướng lãng mạn và phong cách lãng mạn thì vô cùng phong phú.
Cách tân và sự ra đời của Thơ mới là một vấn đề tất yếu.
Song cần phải khẳng định một điều đó là sự đổi mới cách tân của Xuân Diệu không cách rời thực tế thậm chí còn ẩn chứa bên trong đó “tình đồng hương vẫn nặng”. Không có một sự cách tân nào không xuất phát từ giá trị truyền thống cả. Song Xuân Diệu đã khoác lên nó một sự mới mẻ độc đáo mang đậm dấu án cá nhân của mình.
Khi so sánh hình ảnh “con cò” trong thơ Vương Bột và thơ Xuân Diệu có thể thấy có một sự chuyển biến rất đậm nét và người đọc cần có sự rung cảm nhạy bén mới có thể phát hiện. Hình ảnh “con cò” xuất hiện trong hai thời điểm và không gian khác nhau. Cách nhau cả một thiên niên kỉ, cũng như hai không gian văn hóa khác biệt. “Con cò” trong thơ Vương Bột có sự chuyển động được cảm nhận bằng “thị giác” nhưng “con cò” trong thơ Xuân Diệu không cần bay mà cánh “phân vân”. Rõ ràng nó đã có sự khác biệt trong cách “cảm”. Chuyển đổi từ “tĩnh” sang “động”, từ cái hữu hình sang cái vô hình. Xuân Diệu đã cho người đọc nhận thấy sự thay đổi sự biến chuyển thể hiện trong tâm thức trong rung cảm rất tình của mình. Đây có lẽ là một cái mới cái độc đáo của Thơ mới nói chung và của cá nhân Xuân Diệu nói riêng.
III. TỔNG KẾT
Nội dung
Bài phê bình là những đánh giá sâu sắc về hồn thơ của Xuân Diệu. Một phong cách cá nhân đậm nét song không hề tách rời với giá trị truyền thống. Có chăng là những biến đổi mang tính rất “Xuân Diệu” mà thôi. Đồng thời ca ngợi những đóng góp to lớn của Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Nội dung
Sử dụng hệ thống ngôn ngữ, hình ảnh đặc sắc.
- Những lí lẽ, dẫn chứng vô cùng thuyết phục
=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Xuân Diệu (Hoài Thanh – Hoài Chân)