Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Thực hành tiếng Việt
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Thực hành tiếng Việt sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 2.4. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỖI CÂU MƠ HỒ VÀ CÁCH SỬA
I. LÝ THUYẾT
1. Thế nào là lỗi câu mơ hồ?
- Khái niệm: Câu mơ hồ là loại câu không rõ ràng về nghĩa.
- Phân loại
+ Mơ hồ từ vựng
Ví dụ: Chả ngon lắm.
+ Mơ hồ cấu trúc
Ví dụ: Đó là những nhận xét về bài viết của ông ấy.
+ Mơ hồ về logic
+ Ba người mua ba cái áo.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
Đáp án bài 1:
a.
Lỗi: Trong câu này hiện tượng đồng âm ba có thể hiểu là “cha” và ba có thể hiểu là con số 3. => Lỗi mơ hồ từ vựng.
Sửa: Ba của cô gái sống gần nhà tôi vừa trúng số hoặc Cả ba cô gái sống gần nhà tôi vừa trúng số.
b.
Lỗi: Trong câu trên hiện tượng đa nghĩa của từ con (có thể hiểu là thế hệ sau do chị ấy sinh ra), cách 2 là “con” dùng để xưng hô giao tiếp với người trực tiếp sinh ra mình là “cha/mẹ” trường hợp này được hiểu là “con” đang thông báo với “cha/mẹ” về việc chị ấy đã gặp mình.
Sửa: Chị ấy đã gặp con của mình/Mẹ ơi, chị ấy đã gặp con.
c.
Lỗi: Hát có thể là thành phần bổ nghĩa cho từ nhà, làm thành từ nhà hát. Cũng có thể hiểu là thành phần chính của cụm động từ “hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm”. Điều này tạo nên sự mơ hồ về nghĩa cho câu => Loại câu mơ hồ cấu trúc.
Sửa: Cả nhà hát đang say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
d.
Lỗi: Mới có thể hiểu là tính từ, bổ nghĩa cho danh từ xe đạp, cũng có thể hiểu là phụ từ, bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ mua. Điều này tạo nên sự mơ hồ về nghĩa cho câu.
Sửa: Nó khoe với tôi chiếc xe đạp mới mà nó mua hôm qua/ Nó khoe với tôi chiếc xe đạp mà nó mới mua hôm qua…
e.
Lỗi: Không rõ là “tôi nhìn thấy anh ấy trên đường tôi đến thư viện” hay là “tôi nhìn thấy anh ấy trên đường anh ấy đến thư viện”.=> Lỗi câu mơ hồ logic.
Sửa: Tôi nhìn thấy anh ấy trên đường tôi đến tư viện/ Tôi nhìn thấy anh ấy trên đường anh ấy đến thư viện.
f.
Lỗi: Có thể hiểu món quà của cô ấy, cô ấy là người nhận quà, nhưng cũng có thể món quà ấy là của cô ấy tặng cho tôi. => lỗi câu mơ hồ logic.
Sửa: Hôm qua, tôi rất bất ngờ về món quà cô ấy tặng tôi/ Hôm qua, tôi rất bất ngờ về món quà cô ấy được tặng.
Đáp án bài 2:
Điểm chung về lỗi câu mơ hồ: Cả hai trường hợp đều là những câu mơ hồ từ vựng. Nguyên nhân gây nên sự mơ hồ về nghĩa cho cả hai câu là do hiện tượng đồng âm của một số từ ngữ trong câu. Chẳng hạn:
- Từ đọc trong kết hợp độc nhất có thể hiểu là tác dụng làm hạu sức khỏe hoặc làm chết người hoặc cũng có thể là một mà thôi.
- Cách sửa: Đây là phương thức duy nhất trên đời/ Đây là phương thuốc độc hại nhất trên đời.
- Hè trong kết hợp đầu hè có thể được hiểu là: mùa hẹ hoặc dải nền trước quanh nhà.
- Cách sửa: Cây khế đầu mùa hè đã chết rồi/ Cây khế đầu hè nhà mình chết rồi.
Đáp án bài 3:
HS có thể tự mình sưu tầm.
Đáp án bài 4:
- Dòng thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” được hiểu là:
+ Từ “đâu” trong trường hợp này được hiểu là từ phủ định. Ngay cả chút âm thanh ít ỏi của tiếng chợ chiều đã vãn ở làng xa cũng không tồn tại trong gian ấy. Cách hiểu này càng tô đậm sự vắng vẻ tĩnh lặng đến buồn bã của không gian.
+ Từ “đâu” trong trường hợp này là đại từ phiếm định. Không gian xung quanh vắng vẻ đến mức âm thanh ít ỏi của tiếng chợ chiều đã vãn ở làng xa cũng có thể nghe dược. Vì thế có thể hiểu đây là thủ pháp quen thuộc của thơ ca truyền thống: lấy cái động tả cái tĩnh. Từ phiếm định “đâu” giúp người đọc hình dung được nỗi khát khao được giao hòa của chủ thể trữ tình qua các quay quắt tìm kiếm khắp không gian chút dấu hiệu cuộc sống sinh hoạt của con người dù bốn bề vắng vẻ, tĩnh lặng đến khôn cùng.
b. Đây không phải là lỗi câu mơ hồ mà là biểu hiện của tính đa nghĩa trong ngôn ngữ văn học. Đoạn trích trong bài tập là một khổ của văn bản Tràng giang. Vì vậy việc dòng thơ Đâu tiếng là xa vãn chợ chiều có thể được hiểu theo nhiều cách là biểu hiện của tính đa nghĩa. Chính đặc điểm ấy giúp người đọc phát huy sự liên tưởng, tưởng tượng nhiều hơn trong khi đọc, đồng thời tạo nên một vẻ đẹp riêng của văn bản.
=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Thực hành tiếng Việt