Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 3: Tri thức văn học

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Tri thức văn học sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 3. SÔNG NÚI LINH THIÊNG (TRUYỆN TRUYỀN KÌ, VĂN TẾ)

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. Truyện truyền kì
  • Khái niệm:

Truyện truyền kì là một thể loại tự sự của văn học trung đại, tiếp thu từ văn học Trung Quốc. Tuy là văn học viết nhưng tuyện truyền kì dựa trên truyền thống tự sự dân gian.

  • Đặc điểm:

+ Thường bắt gặp trong truyện truyền kì mô tip người hóa thần, người chết sống lại….

+ Nhân vật có sự tương giao giữa thần và người, cõi sống và cõi chết.

+ Truyện truyền kì thường dùng cái “kì” để nói cái “thực”.

+ Tác phẩm truyện truyền kì viết về những câu chuyện xảy ra trong quá khứ thường mượn “xưa” để nói “nay”. 

+ Yếu tố kì ảo trong truyện truyện kì vừa khiến câu chuyện thêm hấp dẫn, thú vị vừa kín đáo phản ảnh hiện thực và bộc lộ thái độ của người viết.

+ Truyện thường có lời bình mang hàm ý khuyên răn hoặc nêu lên một bài học cuộc sống.

  1. Văn tế.
  • Khái niệm:

Là loại văn đọc khi chúng tế người chết. Trong văn học trung đại đây là thể văn kết hợp nhiều loại yếu: tự sự, nghị luận, trữ tình… 

  • Đặc điểm: 

+ Bố cục: Một bài văn tế thường có các phần: Lung khởi, Thích thực, Ai vãn và Kết.

+ Về thể thức: Văn tế được viết bằng nhiều thể loại khác nhau nhưng điển hình nhất vẫn là viết bằng thể phú độc vận (một vần).

+ Bài tế thường có những lời biểu cảm trực tiếp của người đứng tế như: “hỡi ôi”, “ôi”, “ôi thôi thôi”…

  1. Lỗi câu sai logic và cách sửa
  • Câu sai logic là câu có ngữ nghĩa không phù hợp với logic thông thường. 
  • Các loại câu sai logic thường gặp

Câu có quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần, các vế không logic do dùng sai từ ngữ liên kết.

Ví dụ: Hoàng là người hiền lành, chăm chỉ nên rất yêu thương vợ con.

+ Câu chứa các thành phần đẳng lập không cùng phạm trù ngữ nghĩa.

Ví dụ: Tôi đã gặp anh ấy hai lần: một lần vào năm ngoái, một lần ở Hà Nội.

+ Câu có các hành động được sắp xếp không theo một trật tự hợp lí.

Ví dụ:

Nó nhắm mắt lại, cố gằng ngủ và nằm xuống giường.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay