Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 7: Thực hành tiếng Việt

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Thực hành tiếng Việt sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ (TIẾU THUYẾT HIỆN ĐẠI) 

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI MỈA, NGHỊCH NGỮ

I. Lý thuyết

1. Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ nói mỉa

- Khái niệm: trong lời nói xuất hiện những từ hoặc cụm từ vốn thể hiện chiều hướng đánh giá tiêu cực về một đối tượng.

- Dấu hiệu nhận biết

Người nói người viết nêu những tình huống, điều kiện phi lí gắn với khả năng, hành động, sự việc đang được nói tới.

Ví dụ: “Hắn mà làm được điều đó thì tôi sẽ đi đầu xuống đất”.

+ Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá. 

Ví dụ: “Cảm ơn ngài, ngài đã dạy quá lời”.

+ Có sự xuất hiện của yếu tố nhại trong phát ngôn. 

Ví dụ: 

“Hầu lố, mét xì, thông mọi tiếng

Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây”

(Trần Tế Xương, Mai mà tớ hỏng)

+ Có sự thay đổi bất ngờ về cách trần thuật hay giọng điệu trần thuật ngay trong một đoạn văn.

II. Luyện tập

Bài tập 1 (SGK trang 42-43)

a. “ông nhà báo nói một cách quả quyết như những nhà văn sĩ cấp tiến”: Những lời nhà báo vừa nói (Gia đình tôi thì cứ phải theo cổ...) thực sự không hề “cấp tiến” mà ngược lại rất cổ hủ.

b. “Đúng như tính tình khôn ngoan của một thiếu nữ trẻ tuổi như cô ta”: Thiếu nữ trẻ tuổi thường bồng bột, ngây thơ, nông nổi, A-mê-li-a cũng vậy. Chính vì không khôn ngoan nên bị Rê-béc-ca lừa gạt, tin vào tình bạn của cô đối với mình.

c. “Giô thật là một con hươu đầu đàn lẫm liệt, vì anh ta ngồi rất bình thản trên xe tự điều khiển lấy đôi ngựa xám của mình:” Với giới thượng lưu Anh thế kỉ XIX thì chuyện tự điều khiển xe ngựa là chuyện bình thường nhưng đối với Giô thì việc điều khiển xe lại “lẫm liệt” vì anh ta quá béo, lười biếng và thụ động.

d. Mâu thuẫn giữa sự “bình yên” của hạt Xuân Trường và vị tri phủ chỉ quen làm việc bằng tiền, cho thấy sự nhiễu nhương, thối nát của xã hội giấu dưới vẻ ngoài bình thường, êm ả.

=> Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa: Bộc lộ thái độ mỉa mai, châm biếm, tạo hiệu quả hài hước cho VB.

Bài tập 2 (SGK trang 42-43)

a. Nghịch ngữ “tưng bừng”, “đưa giấy cáo phó, gọi phương kèn, thuê xe đám ma”: Đám tang là việc buồn đau nhưng thái độ của những người trong gia đình có tang tỏ ra rất vui mừng. Điều đó cho thấy sự suy thoái về nhân cách, đạo đức con người và sự xói mòn tình cảm gia đình trong xã hội đương thời.

b. Biện pháp nghịch ngữ thể hiện qua việc kết hợp các từ ngữ “hình phạt” và “êm đềm”: Rô-mê-ô muốn xin lỗi Giu-li-ét bằng cách hôn ta nàng nhưng anh rất hạnh phúc khi được thực hiện “hình phạt” này. Biện pháp này tạo nên cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo, gây ấn tượng mạnh với người đọc.

Bài tập 3 (SGK trang 42-43)

Trong hai ngữ liệu đã cho, ngữ liệu a sử dụng biện pháp tu từ nói mỉa thể hiện trong cách nói nghịch ngữ, biểu thị thái độ mỉa mai, giễu cợt của người viết trước sự nghịch lí của đám ma này. Trường hợp b không thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm; vì vậy không gọi là nói mỉa.

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 7: Thực hành tiếng Việt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay