Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 05

Câu 1: Chỉ ra thủ pháp trào phúng được dùng trong đoạn trích “Tiền bạc và tình ái”?

A. điệp từ, điệp cụm từ

B. cường điệu, tạo đối nghịch, thoại bỏ lửng

C. nghịch ngữ, nhân hóa

D. câu hỏi tu từ, so sánh

Câu 2: Các thể loại trong sáng tác của Ngô Tất Tố bao gồm:

A. Tiểu thuyết, kịch nói, hồi kí.

B. Kịch nói, bút kí, phóng sự.

C. Phóng sự, tiểu thuyết.

D. Kịch nói, phóng sự, tiểu thuyết.

Câu 3Con gà thờ được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí.

B. Truyện ngắn.

C. Hồi kí.

D. Phóng sự.

Câu 4: Dấu hiệu nhận biết của nghịch ngữ là gì?

A. Sự xuất hiện của nhiều từ mang nghĩa đối chọi nhau.

B. Có cụm từ mang tính chất của một phụ chu khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.

C. Có sự kết hợp dường như là phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ, cùng với đó là sự xuất hiện của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.

D. Sự xuất hiện của các từ ngữ có tính chất mỉa mai cao.

Câu 5: Thế nào là nghịch ngữ?

A. Là sự kết hợp giữa các cụm từ trái nghĩa trong một câu.

B. Là sự kết hợp giữa các cụm từ đồng nghĩa trong một câu.

C. Là sự kết hợp có chủ ý của người viết các cụm từ đồng nghĩa hoặc có ý nghĩa tương đương nhau trong cùng 1 câu.

D. Là sự kết hợp dường như phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi gay gắt trong một cụm từ.

Câu 6: Trong đoạn trích Thật và giả, pho tượng có tác dụng gì đối với nhà Vua?

A. Giúp nhà Vua có thể phân biệt được đâu là thật đâu là giả.

B. Giúp nhà Vua chọn được người làm Hoàng hậu tốt nhất.

C. Giúp nhà Vua có được người bầu bạn chia sẻ.

D. Pho tượng giúp nhà Vua phát hiện được đâu là thật lòng đâu là giả dối đồng thời cũng là người bạn tri kỉ của nhà Vua.

Câu 7: Ai là tác giả của đoạn trích Thật và giả?

A. Nguyễn Huy Tưởng.

B. Nguyễn Đình Thi.

C. Nguyễn Khoa Điềm.

D. Lưu Quang Vũ.

Câu 8:Vở kịch Con nai đen gồm có mấy hồi?

A. 2 hồi.

B. 3 hồi.

C. 4 hồi.

D. 5 hồi.

Câu 9: Trong đoạn trích Thật và giả, vì sao khi đối mặt với lời nói dối của Quế Nga nhà Vua lại tỏ ra vui mừng?

A. Vì nhà Vua muốn nàng rời đi càng sớm càng tốt.

B. Vì điều đó chứng tỏ nàng không yêu nhà Vua.

C. Vì điều đó chứng tỏ nàng rất yêu nhà Vua.

D. Vì nhà Vua muốn gả nàng cho một tể tướng.

Câu 10: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về tác giả Nguyễn Đình Thi?

A. Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê nội ở Phú Xuyên Hà Đông như sinh ra ở Lào. Ông viết văn, làm thơ, soạn kịch, viết lí luận phê bình văn học và biên khảo triết học.

B. Nguyễn Đình Thi (1914 – 2003) quê nội ở Phú Xuyên Hà Đông như sinh ra ở Lào. Ông viết văn, làm thơ, soạn kịch, sáng tác nhạc và viết lí luận phê bình văn học, biên khảo triết học.

C. Nguyễn Đình Thi (1904 – 2003) quê nội ở Phú Xuyên Hà Đông như sinh ra ở Nga. Ông viết văn, làm thơ, soạn kịch, sáng tác nhạc và viết lí luận phê bình văn học, biên khảo triết học

D. Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê nội ở Phú Xuyên Hà Đông như sinh ra ở Hung-ga-ri. Ông viết văn, làm thơ, soạn kịch, viết lí luận phê bình văn học, biên khảo triết học

Câu 11: Trong đoạn mở đầu của đoạn trích Tiền bạc và tình ái, màn độc thoại của Ác-pa-gông khi phát hiện tráp tiền bí mật bị đánh cắp Lão than vãn với ai?

A. Với trời.

B. Một mình.

C. Với con gái.

D. Với tên cảnh sát.

Câu 12: Giọng điệu, hành động cũng như cử chỉ của Ác-pa-gông trong đoạn độc thoại của đoạn trích Tiền bạc và tình ái là gì?

A. Hoảng loạn, rối rắm và mất kiểm soát.

B. Bình tĩnh và nghiêm túc kiểm tra lại mọi ngóc ngách.

C. Nóng vội, tức tối muốn lật tung mọi thứ lên để tìm bằng được tráp tiền.

D. Tức giận phát điên tra hỏi mọi kẻ hầu người hạ trong gia đình.

Câu 13: Trong đoạn trích Tiền bạc và tình ái, vì sao khi xung đột với Ác-pa-gông, Va-le-rơ lại nói mình là “con nhà”?

A. Vì hắn thực chất là con của một quan cảnh sát giàu có.

B. Vì hắn là con trai của quý ông Ăng-xen-mơ giàu có.

C. Vì hắn khoác lác về thân phận của mình để cưới được con gái Ác-pa-gông.

D. Vì thực chất hắn chính là đứa con rơi của Ác-pa-gông.

Câu 14: Từ đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra, ta thấy lời nói riêng của tên kiểm học khi đối thoại với Khơ-lét-xta-cốp thể hiện điều gì?

A. Thể hiện hắn đang run sợ vì những điều mình đã làm khi truyền bá tư tưởng lệch lạc cho lớp trẻ.

B. Thể hiện sự kính nể của hắn với Khơ-lét-xta-cốp.

C. Thể hiện sự khinh miệt của hắn dành cho Khơ-lét-xta-cốp.

D. Thể hiện sự hân hoan vì Khơ-lét-xta-cốp đã sập bẫy của hắn.

Câu 15: Ai là tác giả của đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra?

A. Puskin

B. Gô-gôn

C. Lép tôn-xtôi

D. William Shakespeare

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay