Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 8: Thực hành tiếng Việt

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Thực hành tiếng Việt sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 8: HAI TÂY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ (TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN) 

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI MỈA

I. Lý thuyết

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ nói mỉa

- Khái niệm: trong lời nói xuất hiện những từ hoặc cụm từ vốn thể hiện chiều hướng đánh giá tiêu cực về một đối tượng.

- Dấu hiệu nhận biết

Người nói người viết nêu những tình huống, điều kiện phi lí gắn với khả năng, hành động, sự việc đang được nói tới.

Ví dụ: “Hắn mà làm được điều đó thì tôi sẽ đi đầu xuống đất”.

+ Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá. 

Ví dụ: “Cảm ơn ngài, ngài đã dạy quá lời”.

+ Có sự xuất hiện của yếu tố nhại trong phát ngôn. 

Ví dụ: 

“Hầu lố, mét xì, thông mọi tiếng

Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây”

(Trần Tế Xương, Mai mà tớ hỏng)

+ Có sự thay đổi bất ngờ về cách trần thuật hay giọng điệu trần thuật ngay trong một đoạn văn.

II. Luyện tập

Bài tập 1 (SGK trang 72)

a. Biện pháp tu từ nói mỉa thể hiện qua cách diễn đạt bề ngoài có vẻ khách quan nhưng thực chất thể hiện thái độ mỉa mai của tác giả: “nửa chính thức hứa”, “giả thử cứ cho rằng một vị toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa”.

b. Biện pháp nói mỉa thể hiện qua sự kết hợp những từ ngữ mâu thuẫn, đối lập nhau để làm nổi bật thái độ mỉa mai của tác giả. Ví dụ hình ảnh “những cu-li xe kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân dẫm đất lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng”, được gọi là những “cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương” => Tạo hiệu quả châm biếm cho VB, làm cho các diễn đạt trở nên thú vị, gây ấn tượng với người đọc.

Bài tập 2 (SGK trang 72)

Việc lặp lại câu “Trong khi đó Phan Bội Châu vẫn nằm tù” có tác dụng nhấn mạnh thông tin Phan bội Châu vẫn bị giam trong tù – tạo sự tương phản với các hoạt động của Va-ren từ đó bóc trần, lật tẩy ‘những trò lố” của Va-ren =>Tạo ra giọng điệu mỉa mai, châm biếm, làm tăng sức biểu cảm trong toàn VB.

Bài tập 3(SGK trang 72)

- Nhóm 1: gồm hai câu có cấu trúc “Về + A, chúng + X”

(1) Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

(2) về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

- Nhóm 2 gồm tất cả các câu còn lại có cấu trúc “Chúng + X”

(1) Chúng thi hành những luật pháp dã man.

(2) Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất đất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

(3) Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.

=> Tác dụng: Việc sử dụng những nhóm cấu trúc tương tự nhau như vậy nhằm tạo âm hướng trùng điệp, giọng điệu hùng biện cho VB, nhấn mạnh thông tin tội ác của thực dân Pháp, từ đó gây ấn tượng mạnh về cảm xúc và nhận thức với người đọc.

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 8: Thực hành tiếng Việt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay