Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 8: Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức của đất nước
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức của đất nước sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 8: HAI TÂY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ (TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)
NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ CỦA BÀI TẬP DỰ ÁN
1. Yêu cầu cần đạt
+ Nêu tên của bài tập dự án và người thực hiện (cá nhân hoặc nhóm).
+ Trình bày được thông tin cơ bản về quá trình thực hiện bài tập dự án với các bước cụ thể.
+ Làm nổi bật được các kết quả chính thể hiện đóng góp riêng của từng người thực hiện bài tập dự án, kèm theo các minh chứng chọn lọc được trình bày bằng các hình thức, phương tiện phù hợp.
+ Gợi mở được hướng sử dụng kết quả bài tập dự án và nêu các công việc cần tiếp tục thực hiện có liên quan đến bài tập dự án.
+ Rút ra được bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện bài tập dự án.
2. Chuẩn bị nói
a. Lựa chọn đề tài
- Đề tài bài nói cũng là đề tài của báo cáo kết quả bài tập dự án đã hoàn thành theo yêu cầu ở phần viết.
b. Tìm ý và sắp xếp ý
- Việc tìm ý và sắp xếp ý cho bài nói cần bám sát những gì đã thể hiện trong bài viết đã có. Do thời gian thuyết trình hạn chế nên bạn chỉ cần chọn lọc từ bài viết những thông tin cơ bản nhất.
- VIệc sắp xếp cần bám theo trình tự đã thể hiện ở phần yêu cầu của hoạt động.
3. Trình bày bài nói
- Đảm bảo cấu trúc bài nói gồm có 3 phần: mở đầu, triển khai và kết luận.
- Chú ý phân bố thời gian cho từng phần trong đó việc trình bày kết quả đạt được cần phải được ưu tiên.
4. Trao đổi bài nói
Người nghe | Người nói |
- Nêu nhận xét về nội dung bài nói, cách thể hiện bài nói có đối chiếu với kết quả thực tế của việc thực hiện bài tập dự án. - Đặt các câu hỏi cần thiết về việc thực hiện bài tập dự án. - Đề xuất các hướng thực hiện khác, mang tính khả thi đối với bài tập dự án, giúp cho người thực hiện rút kinh nghiệm về sau. - Gợi ý hướng sử dụng kết quả của bài tập dự án vào hoạt động học tập. | - Tiếp nhận một cách tích cực các ý kiến phản hồi, góp ý. - làm rõ một số vấn đề còn khiến người nghe băn khoăn. - Mở rộng thêm ý nói về vấn đề rút kinh nghiệm sau khi thực hiện một bài tập dự án. |