Nội dung chính Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 5: Thực hành tiếng Việt trang 116
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Thực hành tiếng Việt trang 116 sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
I. LÝ THUYẾT
- Nghĩa của từ ngữ
- Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương diện ngữ âm và từ vựng.
- Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân mỗi địa phương. Đặc biệt, trong mỗi phương ngữ bao giờ cũng có một số từ ngữ không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ toàn dân.
- Ví dụ: nhút (phương ngữ Trung), chôm chôm (phương ngữ Nam) hoặc có nghĩa tương đương nhưng có hình thức ngữ âm khác biệt như cá quả, lợn, ngã (phương ngữ Bắc), cá tràu, heo, bổ (phương ngữ Trung), cá lóc, heo, té (phương ngữ Nam).
II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1
Các từ ngữ địa phương trong câu văn là thẫu, vịm, trẹc, o
Dựa vào chú thích trang 114, ta có thể giải thích được nghĩa các từ đó, đây là các từ phương của miền Trung.
- Thẫu: (thẩu, do cách phát âm mà thánh thẫu) dụng cụ đựng đồ ăn có miệng to gần bằng thân, làm bằng nhựa, sành sứ, thuỷ tinh.
- Vịm: (thường gọi là liễn) đồ bằng sành sứ, có nắp dđy. dùng để đựng thức ăn.
- Trực: (trẹt) cái mẹt, đồ đan kín bằng tre nứa, lòng nông, hình dáng và kích thước hơi giống cái mâm.
- O: Cô
Bài tập 2
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân tương đương | Ghi chú |
Lạt | Nhạt |
|
Duống | Xuống |
|
Xắt | Thái |
|
Trụng | Nhúng |
|
Thẫu | Thẩu |
|
Vịn | Liễn |
|
Trẹc | Mẹt |
|
o | cô |
|
Việc dùng từ ngữ địa phương trong văn học thường không phải do thói quen ngôn ngữ của người viết mà có chủ ý. Nhà văn muốn tạo ấn tượng về vùng miền hoặc khắc họa những đặc điểm văn hoá, xã hội mang tính địa phương của nhân vật, sự việc.
Trong Chuyện cơm hến, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng từ ngữ địa phương nhằm khắc hoạ không khí, sắc thái riêng của Huế, miêu tả lối nói riêng của người Huế. Tính chất địa phương của bài tản văn góp phần tạo ấn tượng sâu đậm về Huế và văn hoá Huế. Nói về không gian văn hoá Huế bằng một số từ ngữ Huế thì sẽ nêu bật được sắc màu của Huế..
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 5: Thực hành tiếng Việt (2)