Nội dung chính ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Chái bếp

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Chái bếp sách ngữ văn 8 chân trời sáng tạo . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

VĂN BẢN: CHÁI BẾP

 

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. Tác giả

- Lý Hữu Lương: sinh năm 1988 tại Yên Bái

- Hiện đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội

- Những tác phẩm đã xuất bản: Người đàn bà cõng trăng đỉnh cô – san; Bình nguyên đỏ; Mùa biển lặng; Yao.

- Giải thưởng: Giải thưởng Văn học, nghệ thuật, báo chí 5 năm (2014 – 2019) của Bộ Quốc phòng.

  1. Tác phẩm

- Thể loại: Thơ bảy chữ

- Nhịp thơ 3/4 hoặc 4/3

- Xuất xứ: In trong Yao, NXB Hội Nhà văn, 2021

- Nhan đề:

+ Nghĩa thực: Hình ảnh chái bếp là hình ảnh quen thuộc với đồng bào người Dao.

+ Nghĩa ẩn dụ: “Chái bếp” gần gũi thân thương, nơi căn bếp luôn đỏ lửa, thắt chặt tình cảm mỗi gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình.

  1. TÌM HIỂU CHI TIẾT
  2. Hình ảnh “Chái bếp”  hiện ra trong tâm tưởng của tác giả

- Hình ảnh chái bếp hiện lên với hình ảnh mẹ cha tảo tần

- Những ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng thình” giống như một đứa trẻ đang được mẹ ru ngủ.

Đó là những hình ảnh nhân hóa độc đáo, vừa khiến người đọc cảm nhận được cái ngộ nghĩnh đáng yêu  mà tác giả dành cho chái bếp thân thương này.

- Những âm thanh với tiếng nói, tiếng khóc của những đứa trẻ trên nôi khiến cho căn bếp lúc nào cũng nhộn nhịp.

- Từ những lời thơ đầu tiên, hình ảnh chái bếp hiện lên với khói lập lờ qua nồi cám của mẹ, rồi lại trải dài qua nhiều hình ảnh xung quanh chái bếp hiện lên thật sinh động.

- Tác giả miêu tả chái bếp từ trong ra ngoài trong không gian và thời gian khiến cho mọi hình ảnh hiện lên đều mộc mạc và giản dị.

  1. Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà thơ với hình ảnh thân thuộc, gắn bó.

- Tình cảm đặc biệt của tác giả với khung cảnh quen thuộc về căn chái bếp

- Điệp từ “cho” xuất hiện như nhấn mạnh cái hoài niệm, cái nhớ nhung da diết mà tác giả đã từng trải qua trong trái bếp thân thuộc.

- “Cho” cũng như là những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp mà cần chái bếp mang lại cho ký ức tuổi thơ của chính tác giả.

  1. Khao khát trở về nơi “Chái bếp” với những người thân yêu

- Câu thơ “Cho tôi về chái bếp nhà tôi” lặp lại hai lần nhấn mạnh sự khao khát trở về chái bếp của tác giả.

- Khi đã lớn lên, những hình ảnh căn chái bếp càng khiến tác giả nhớ nhung, khao khát được trở về kỉ niệm thời thơ ấu.

III. TỔNG KẾT

Rút ra đặc trưng thể loại thông qua bài Chái bếp

- Cảm hứng chủ đạo: Nỗi nhớ quê hương da diết của nhân vật trữ tình

- Chủ đề bài thơ: Tác giả thể hiện sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau.

- Nhịp thơ 3/4 có lúc 4/3 

- Vần liền: hái – trái

- Mạch cảm xúc: Từ hồi tưởng nhớ thương đến khát khao trở về.

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Đọc 4: Chái bếp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay