Nội dung chính ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Nhớ đồng

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Nhớ đồng sách ngữ văn 8 chân trời sáng tạo . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

VĂN BẢN: NHỚ ĐỒNG

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. 1. Tác giả

- Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Phong cách nghệ thuật: thơ trữ tình – chính trị, gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh và những chiến công. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.

- Ông được tặng thưởng Huân chương sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999.

  1. 2. Tác phẩm
  2. a) Xuất xứ: Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy.
  3. b) Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 7/1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Nhà thơ đề “Tặng Vịnh”, tức Nguyễn Vịnh, tên thật là đại tướng Nguyễn Chí Thanh, bạn hoạt động cách mạng của ông và cùng bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.
  4. c) Thể thơ: Thơ bảy chữ
  5. d) Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
  6. e) Bố cục: Bố cục hai phần

- Phần 1 – bảy khổ thơ đầu: Cảm xúc bâng khuâng nhớ những cảnh sắc thân quen, bình dị nhưng đượm buồn của quê hương.

- Phần còn lại: Cảm xúc bâng khuâng nhớ những gương mặt thân quen, nhớ chính bản thân với niềm vui khi tìm được lí tưởng sống và niềm khao khát tự do.

  1. f) Mạch cảm xúc: Sự vận động của mạch cảm xúc: từ cảm xúc thương nhớ một không gian tự do, sống động với những cảnh sắc thân thuộc, bình dị đến cảm xúc bâng khuâng nhớ những gương mặt thân quen, trong đó có hình ảnh của thân và niềm khát khao tự do cháy bỏng.
  2. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
  3. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò

- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò

- Không gian đồng vắng, thời gian trưa vắng

Hiu quạnh của không gian đồng vắng, của thời gian trưa vắng, hiu quạnh, cô đơn trong không gian bốn bức tường phòng giam, cách biệt với thế giới bên ngoài

Nỗi nhớ thương được gợi lên từ tiếng hò, nhà thơ thương nhớ đồng quê: từ cảnh sắc đến hình ảnh người dân.

- Tiếng hò được lặp lại nhiều lần. Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trưa  Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh.

- Câu thơ mở đầu và cũng là ý thơ được lặp lại bốn lần: Gì sâu bằng…Tác dụng khẳng định nỗi nhớ da diết mãnh liệt.

- Khổ thơ thứ 2: Điệp  từ “đâu” kết hợp với cấu trúc nghi vấn Nỗi day dứt tìm kiếm sự bình yên nơi quê hương trong sự ngậm ngùi:

Sự lặp lại tạo thành giọng điệu da diết, sâu lắng, mãnh liệt. Giữa bốn bức tường của nhà giam, âm thanh của tiếng hò là chất xúc tác, gợi mở bao hình ảnh thân thương của quê hương dội về từ ký ức.

- Đồng quê hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi sông, xóm lành và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen…Trong xa cách, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, màu sắc của quê hương càng trở nên gần gũi lạ thường

- Con người lao động: Những người dân quê cần cù, chất phác, quen “dãi gió dầm mưa”, “hiền như đất”, “rất thật thà”. Người nông dân với luống cày vất vả, gian nan, lưng còng theo năm tháng. Thế nhưng, ở họ, toát lên một vẻ đẹp sáng ngời, phẩm chất trong sáng, dù có ở trong bùn đen nhưng vẫn nức hương. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.

Tất cả đều đơn sơ gần gũi, quen thuộc, đượm buồn.

  1. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với những gương mặt thân quen.

- Hình ảnh người mẹ: già nua đơn chiếc

Nỗi nhớ thương càng siết chặt thêm, tác giả như chìm đắm, say trong những cơn nhớ nhung không dứt “Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ..nỗi nhớ da diết khôn nguôi, từng lời như đang than thở vì sự bất khả kháng với hoàn cảnh của chính mình, không thể thoát ra để giải tỏa nỗi lòng.

- Nhớ đến cảnh ngộ của bản thân: 

+ Khi chưa được tiếp cận với ánh sáng của Đảng, của cách mạng: Anh nhớ lại hình ảnh của chính mình của “những ngày xưa”, từ cái thời “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, “theo mãi vòng quanh quẩn” bế tắc, chưa tìm được hướng đi 

+ Khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. “Rồi một…ngát trời”

Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi tâm hồn nhẹ nhàng thảnh thơi, hạnh phúc, tràn ngập hương sắc, bay bổng, dạt dào cảm hứng, thấy yêu đời, trẻ trung hơn…

III. TỔNG KẾT

Rút ra đặc trưng thể loại thơ bảy chữ bài Nhớ đồng qua một số yếu tố:

- Cảm hứng chủ đạo: niềm nhớ thương da diết, mãnh liệt, niềm khao khát tự do của một thanh niên trẻ tuổi trong những tháng ngày bị giam cầm, tách biệt với thế giới bên ngoài, thông qua điệp từ, điệp ngữ thể hiện trực tiếp nỗi nhớ (đâu, gì sâu, ôi,..); hình ảnh quê hương, con người hiện lên trong tâm trí; bố cục bài chia làm hai phần, mở đầu và kết thúc mỗi phần bằng khổ thơ gồm hai dòng thơ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò; giọng thơ tha thiết.

- Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương da diết cảnh vật quê hương, con người, niềm khao khát tự do của người tù trẻ tuổi có trái tim đang căng đầy nhựa sống và tràn trề nhiệt huyết.

- Thông điệp: Tác giả muốn gửi gắm qua bài này cần trân trọng và theo đuổi sự tự do, sống có lí tưởng.

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Đọc 2: Nhớ đồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay