Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời sáng tạo dùng để in

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời sáng tạo dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác


GIÁO ÁN NGẮN GỌN NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BÀI TRONG LỜI MẸ HÁT

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…./…

BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU

……………………………………………….

MÔN NGỮ VĂN 8 – LỚP

Số tiết: 11 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU

  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc; nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.
  • Nhận biết và phân tích đượ chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề; nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
  • Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh; sử dụng được những đơn vị từ vựng này trong giao tiếp.
  • Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.
  • Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác
  • Yêu thương con người, yêu thiên nhiên
  • Trân trọng tình cảm gia đình

 

Ngày soạn:…./…./….

Ngày dạy:…./…../…..

TIẾT: VĂN BẢN 1: TRONG LỜI MẸ HÁT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản Trong lời mẹ hát.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua nghệ thuật, phân tích được một số căn cứ để xác định được chủ đề, nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản Trong lời mẹ hát.
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
  • Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống con người của tác giả trong văn bản văn học.

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:
  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
  • Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
  • Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
  1. Phẩm chất
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Trong lời mẹ hát.
  3. Nội dung: GV yêu cầu học sinh dựa vào trải nghiệm cá nhân: Hãy chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Em hãy chia sẻ với các bạn một một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở:

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh

- GV dẫn dắt vào bài: Tình mẫu tử từ xưa tới nay vẫn luôn là điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con người và có rất nhiều những nhà thơ nhà văn đã dùng những tác phẩm của mình chạm đến trái tim những người con, chạm đến trái tim của người đọc nói chung. Trong những bài thơ ấy có bài Trong lời mẹ hát của Trương Nam Khương. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của thể thơ sáu chữ và thơ bảy chữ.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc nhóm năm, thực hiện nhiệm vụ sau: Trình bày đặc trưng thể loại của thơ sáu chữ và thơ bảy chữ?

(nguồn internet)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành sáu nhóm thực hiện các yêu cầu sau đây:

·    Nêu một số nét cơ bản về tác giả Trương Nam Hương?

·    Ý nghĩa nhan đề của bài thơ?

·    Nêu xuất xứ của tác phẩm trong lời mẹ hát?

·    Cho biết bài thơ Trong lời mẹ hát thuộc thể thơ gì?

·    Xác định bố cục của bài thơ và nêu nội dung từng phần?

·    Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.

- GV bổ sung:

- Nói về hoàn cảnh sáng tác bài thơ, tác giả Trương Nam Hương tâm sự rằng:

“Tôi viết bài thơ này cách đây đã hơn 20 năm, bài thơ bằng tuổi con gái tôi bây giờ. Tôi viết trong lúc ru con, viết để nhớ những tháng năm thơ bé của mình cũng là nhớ lại những lời ru ngày xưa của mẹ. Mỗi lần tôi đưa nôi là một lần con tôi bồng bềnh trong lời thơ ấy (nói đúng hơn đầy đủ hơn là chính tôi cũng đang bồng bềnh trong các miền kí ức tuổi thơ của mình).”

 

 

I. Tri thức ngữ văn

1. Thơ sáu chữ; vần; bố cục của bài thơ;  mạch cảm xúc; cảm hứng chủ đạo và vai trò của tưởng tượng trong giao tiếp văn học

- Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng gồm sáu chữ. Mỗi khổ có 4 câu, cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng. Không bị giới hạn về nội dung thường dùng để nói về tình cảm của con người với con người, con người với thiên nhiên.

- Vần: Đa dạng bao gồm: vần chân - vần lưng - vần liền – vần cách.

+ Vần liền: tiếng cuối của mỗi dòng thơ vần với nhau.

+ Vần cách: tiếng cuối của hai dòng thơ cách nhau vần với nhau.

Ví dụ:

a. Đâu những chiều sương phủ bãi đồng/ Lúa mềm xao xác ở ven sông

                        (Tố Hữu, Nhớ đồng)

b. Con nghe dập dờn tiếng lúa

    Lời ru hóa hạt gạo rồi

    Thương mẹ một đời khốn khó

    Vẫn giàu những tiếng ru nôi

(Trương Nam Khương, Trong lời mẹ hát)

- Bố cục của bài thơ

Bố cục của bài thơ là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định.

=>  Xác định được bài thơ có mấy phần, ranh giới từng phần cũng như mạch cảm xúc của bài thơ.

- Mạch cảm xúc của bài thơ

Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ.

- Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng xuyên suốt tác phẩm.

- Vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học

Văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo, được thể hiện bằng ngôn từ.

=> Khi đọc, cần huy động nhận thức, trải nghiệm, kết hợp các giác quan để tái hiện trong tâm trí mình điều mà tác giả gửi gắm. Từ đó có thể hiểu được sâu sắc về tác phẩm.

2. Đọc văn bản

a) Tác giả

- Tên: Trương Nam Hương

- Năm sinh: 1963

- Quê quán: Sinh ở Hải Phòng, lớn lên ở Hà Nội và vào TP Hồ Chí Minh từ năm 12 tuổi.

- Ông là nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam.

- Một số giải thưởng: Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Việt Nam 1991, Giải thưởng thơ Văn nghệ Quân đội (1989 -1990)….

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Khúc hát người xa xứ (Thơ, NXB Trẻ, 1990), Cỏ, tuổi hai mươi (Thơ, NXB Văn nghệ, 1992)….

b) Tác phẩm

- Nhan đề: Trong lời mẹ hát có nghĩa là lời ru của mẹ, lời ru ấy mang nhiều ý nghĩa với người con

- Xuất xứ: Trích trong tập “Ban mai xanh”, NXB Đồng Nai 1994

- Thể thơ: sáu chữ

- Cách gieo vần: Vần cách mấy khổ đầu: ngào – dao, xanh – chanh, rồi – nôi, nao – cao, ra – xa.

Trầu – cau, con – hơn, sờn – thơm.

- Bố cục:

+ Khổ 1 – 2: Lời mẹ hát ru đưa con đến với hình ảnh quê hương, đất nước.

+ Khổ 3 – 7: Hình ảnh người mẹ từ lúc còn trẻ đến lúc tóc bạc trong tình cảm thương yêu lẫn xót xa của con

+ Khổ 8: Lời ru đã chắp cánh cho con bay xa, trưởng thành.

- Cảm hứng chủ đạo: quá trình khôn lớn của con từ nhỏ đến khi trưởng thành đều có bóng dáng của mẹ kính yêu

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn Trong lời mẹ hát.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Trong lời mẹ hát.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Trong lời mẹ hát và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lời mẹ hát ru đưa con đến với hình ảnh quê hương, đất nước

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh đọc diễn cảm khổ 1 và 2

- GV chia lớp thành ba nhóm thực hiện:

Tìm hiểu về lời mẹ hát ru đưa con đến với hình ảnh quê hương, đất nước?

·      Con được lớn lên trong tuổi thơ như thế nào? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng?

·      Những hình ảnh nào xuất hiện trong lời ru của mẹ? Em có nhận xét gì về hình ảnh ấy?

·      Qua đó con có cảm nhận như thế nào về lời ru của mẹ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hình ảnh người mẹ từ lúc trẻ đến lúc tóc bạc trong tình cảm thương yêu lẫn xót xa của con

- GV yêu cầu chia lớp thành hai nhóm thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu về hình ảnh người mẹ hiện lên qua lời ru ở khổ 3 đến khổ 7?

·       Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thứ ba đến khổ thứ bảy? Cách khắc họa hình ảnh người mẹ có gì độc đáo?

·       Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh “Chòng chành nhịp võng ca dao” và “Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về lời ru đã chắp cánh cho con bay xa, trưởng thành.

- GV yêu cầu học sinh hình thành ba nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: Tìm hiểu về lời ru cho con chắp cánh bay xa trưởng thành?

·      Các từ “con nghe”, “thương mẹ” được lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?

·      Nhờ có tiếng hát của mẹ, người con đã hiểu ra những gì?

·      Qua bài thơ tác giả gửi đến bạn độc bức thông điệp gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt sang nội dung mới

 

Nhiệm vụ 3: Kết luận

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu học sinh trả lời: Rút ra kết luận đặc trưng thể loại của văn bản (vần, cách sử dụng hình ảnh, cảm hứng chủ đạo, chủ đề bài thơ)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời 1-2 HS trình bày kết quả chuẩn bị

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức

II. Khám phá văn bản

1. Lời mẹ hát ru đưa con đến với hình ảnh quê hương, đất nước.

Hai khổ đầu

- Biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ => đưa con người trở về với tuổi thơ cùng với lời ru ngọt ngào của mẹ

- Lời ru của mẹ đưa con trở về kỉ niệm tuổi thơ với hình ảnh: cánh đồng xanh mướt, đàn cò trắng, hoa mướp, con gà cục tác lá chanh…

=> Được miêu tả và khắc họa bởi những hình ảnh độc đáo, bình dị, mộc mạc, gần gũi, quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người.

- Hình ảnh quen thuộc: cánh đồng xanh, đàn cò trắng, màu vàng của hoa mướp, con gà cục tác

à Hình ảnh giản dị gần gũi quen thuộc

- Từ “gặp” ở đây là tưởng tượng ra, tưởng như đã thấy những cảnh vật trong lời ru. (Bài thơ Gặp lá cơm nếp – Thanh Thảo – Ngữ văn 7 KNTT)

* Con cảm nhận được về lời ru: Lời ru ngọt ngào của mẹ với những câu chuyện đầy màu sắc đã nuôi dưỡng tâm hồn con là kỉ niệm theo con trên đường đời.

 

 

2. Hình ảnh người mẹ từ lúc còn trẻ đến lúc tóc bạc trong tình cảm thương yêu lẫn xót xa của con

Khổ 3 đến khổ 7

Hình ảnh của người mẹ:

- Tảo tần, chịu thương chịu khó trong lao động

+ Vừa giã gạo vừa ru con

+ Vừa ru con vừa lao động trên cánh đồng đầy nắng gió.

+ Tấm áo bạc phơ bạc phếch à người mẹ hi sinh cả cuộc đời cho con

+ Màu trắng đến nôn nao trên mái tóc mẹ, lưng mẹ còng vì thời gian.

+ Biện pháp tu từ nhân hóa

à Tô đậm sự chảy trôi của thời gian đã làm bạc mái tóc mẹ.

+ Biện pháp đảo ngữ à thể hiện sự ngọt ngào của lời ru mà mẹ dành cho con.

+ “Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau” biện pháp tu từ ẩn dụ thể hiện vẻ đẹp của người mẹ bình dị, gần gũi.

+ Nghệ thuật tương phản, lưng mẹ còng >< con thì cao lên.

=> Vì con mà mẹ đã hi sinh tuổi trẻ của mình.

- Nét độc đáo trong cách khắc họa hình ảnh người mẹ là: hình ảnh mẹ song hành cùng lời ru, đồng thời xen lẫn tình cảm của con dành cho mẹ

=> Biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, đối lập thể hiện sự hi sinh của mẹ dành cho con để con có thể trưởng thành theo năm tháng.

3. Lời ru đã chắp cánh cho con bay xa, trưởng thành.

- Biện pháp lặp từ “Con nghe”, “thương mẹ” + từ láy “nôn nao” => thể hiện tình cảm, xúc động, lòng biết ơn của người con đối với mẹ.

- Khổ cuối thể hiện tình cảm chân thành mà đứa con dành cho người mẹ mình. Lời ru của mẹ, tình cảm thiêng liêng mẹ dành cho con đã đưa con vào giấc ngủ và sẽ theo con đến suốt cuộc đời.

- Thông điệp: Tình mẫu tử chính là tình cảm cao quý nhất trên thế gian, thiêng liêng và ấm áp đến lạ, không gì so sánh được.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Kết luận

- Vần cách, cách ngắt nhịp chủ yếu 2/4 => sự nhịp nhàng theo từng cánh võng đưa.

- Cách sử dụng những hình ảnh giàu tính tạo hình: áo mẹ, vầng trăng mẹ thời con gái, cùng các từ tượng thanh, tượng hình…

- Cảm hứng chủ đạo: Là sự lớn dần của người con theo lời ru của người mẹ. Thể hiện tình mẫu tử sâu nặng.

- Chủ đề bài thơ: Thể hiện tình thương sâu sắc, lòng biết ơn đối với mẹ và tình yêu quê hương, đất nước mà mẹ đã truyền dạy cho con.

- Nhan đề Trong lời mẹ hát đã thể hiện được chủ đề của bài thơ.

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Trong lời mẹ hát.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Trong lời mẹ hát.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời HS và chuẩn kiến thức GV

=> Xem nhiều hơn: 

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trắc nghiệm Trong lời mẹ hát

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân Phiếu bài tập sau:

Họ và tên:…………

Lớp:………………..

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN: TRONG LỜI MẸ HÁT

Khoanh vào đáp án đúng

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

C. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

 

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Nghị luận.

B. Tự sự.

C. Biểu cảm.

D. Miêu tả.

 

Câu 3. Dòng nào dười đây đúng nhất, trong văn bản Trong lời mẹ hát người con đã gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh quen thuộc nào? 

A. Cánh cò trắng, dải đồng xanh.

B. Màu vàng hoa mướp, con gà cục tác lá chanh.

C. Có cả cuộc đời hiện ra.

D. Cánh cò trắng, dải đồng xanh, màu vàng hoa mướp, con gà cục tác lá chanh, có cả cuộc đời hiện ra.

 

Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Thời gian chạy qua tóc mẹ?

A. So sánh.

B. Nói quá.

C. Nhân hóa.

D. Hoán dụ.

 

Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung chính của lời thơ sau:

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

A. Gợi hình ảnh người mẹ vất vả.

B. Tình yêu thương của người con đối với mẹ.

C. Thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ.

D. Tình thương của người mẹ đối với con.

 

Câu 6. Lời thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị lời ru của mẹ?

A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao.

B. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa. 

C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào.

D. Con gặp trong lời mẹ hát/ Cánh cò trắng, dải đồng xanh.

 

Câu 7. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?

A. Đề cập đến ý nghĩa lời ru của mẹ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối với công ơn của mẹ.

B. Đề cập đến hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.

C. Đề cập đến những năm tháng tuổi thơ của tác giả cùng người mẹ tảo tần.

D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV gọi 2-3 trình bày trước lớp

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.

1.B

2.C

3.D

4.C

5.C

6.B

7.A

 

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Theo em, lời ru của mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển tâm hồn của người con?

Câu 2: Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho anh/ chị những cảm xúc gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV gọi 2-3 trình bày trước lớp

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.

- GV chốt kiến thức và gợi mở:

Câu 1:

  • Lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển tâm hồn của người con.
  • Lời ru của mẹ đã mang cả thế giới truyền đạt lại cho con, lời ru đó cùng con khôn lớn và đã là thứ cổ vũ tinh thần con đến suốt cuộc đời.

Câu 2:

- Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho em hình ảnh người mẹ tần tảo, yêu thương con của mình vô bờ bến.

- Khi đọc bài thơ, em thấy rất xúc động và thấy yêu thương mẹ của mình nhiều hơn.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học tạo lập văn bản.
  2. Nội dung: GV yêu cầu học sinh tạo lập văn bản
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức GV
  4. Tổ chức thực hiện

...

 

Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời sáng tạo dùng để in

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, tải giáo án văn 8 chân trời sáng tạo bản chuẩn, soạn ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án ngữ văn 8 CTST dùng để in

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay