Kênh giáo viên » Ngữ văn 8 » Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận

Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Cấu trúc của đề thi gồm: tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả kĩ thuật. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo ngữ văn 8 chân trời sáng tạo này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….…..  Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

NÓI VỚI CON

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

Y Phương

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ Nói với con.

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 3 (1 điểm):

  1. Tại sao ở phần đầu tác giả sử dụng từ yêu (Người đồng mình yêu lắm con ơi), nhưng sang đến phần sau tác giả lại sử dụng thương (Người đồng mình thương lắm con ơi)?
  2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Câu 4 (2 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) trình bày về một bài học em rút ra được từ bài thơ Nói với con – Y Phương.

  1. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm)

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng “sống ảo” trên mạng xã hội hiện nay.

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………….

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ….....

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

  1. A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm)

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 1

Thể thơ: tự do.

0,5 điểm

Câu 2

Nội dung chính của bài thơ: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, thiêng liêng và ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình.

0,5 điểm

Câu 3

a. Ở phần đầu tác giả sử dụng từ yêu (Người đồng mình yêu lắm con ơi), nhưng sang đến phần sau tác giả lại sử dụng thương (Người đồng mình thương lắm con ơi) vì:

+ Yêu: yêu cuộc sống bình dị, vui tươi, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình

+ Thương: thương những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương.

0,5 điểm

b. HS có thể chỉ ra một trong những biện pháp tu từ sau:

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

+ Nhân hóa (rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng):

·        Rừng cho hoa: Vẻ đẹp của những rừng hoa mà thiên nhiên, quê hương ban tặng cho người dân nơi đây. Đồng thời, hình ảnh “rừng cho hoa” còn tô điểm cho sự giàu có vào hào phóng của thiên nhiên miền cao.

·        Con đường cho những tấm lòng: Hình ảnh miêu tả những con đường dẫn về nhà, về bản. Từ đó, gợi ra tấm lòng, tình cảm của con người với gia đình, quê hương xứ sở.

·        Làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi cảm.

+ Điệp từ cho:

·        Thể hiện tấm lòng rộng mở, hào phóng của thiên nhiên, sẵn sàng ban tặng cho con người tất cả những gì tươi đẹp nhất, tuyệt vời nhất của đất trời.

Tạo nhịp điệu tha thiết, nhịp nhàng cho đoạn thơ.

0,5 điểm

Câu 4

1. Hình thức:

- Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo dung lượng (8 – 10 câu).

- Không sai chính tả, không mắc các lỗi về diễn đạt, dùng từ.

0,5 điểm

2. Nội dung:

- Nêu được bài học: nêu được một trong những bài học sau hoặc HS có những ý tưởng khác và hợp lí đều được điểm

+ Biết yêu gia đình, quê hương, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình

+ Kiên cường, bản lĩnh vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống

+ …

- Bình luận, nêu cảm nhận cá nhân:

+ Đó là bài học quý giá đối với mỗi người.

+ Giúp cho chúng ta có định hướng trong cuộc sống, có động lực để phấn đấu, cố gắng.

+ Khiến chúng ta trở thành con người có trách nhiệm hơn

+…

- Khẳng định giá trị của bài học, liên hệ bản thân:

 + Nhận thức rõ ràng về ý nghĩa, vị trí của gia đình, quê hương trong cuộc đời mỗi con người.

 + Có những hành động cụ thể, thiết thực để hoàn thiện bản thân:

·        Cố gắng học tập, rèn luyện …

·        Tích cực, chủ động tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc

·        …

1,5 điểm

 

 

  1. PHẦN LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Hình thức

Đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

1,5 điểm

Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

Nội dung

MỞ BÀI

- Dẫn dắt

- Nêu vấn đề nghị luận: hiện tượng “sống ảo” trên mạng xã hội hiện nay.

0,5 điểm

THÂN BÀI

1. Giải thích: “sống ảo” là gì?

“Sống ảo” là hiện tượng con người sử dụng mạng xã hội để khoe khoang, khoa trương bản thân, nói những điều không đúng về bản thân mình nhằm mục đích nhận được những lời tán dương, tạo sự chú ý của người khác.

2. Thực trạng hiện tượng “sống ảo”

- Thường xuyên đăng lên mạng những hình ảnh selfie, cuộc sống của bản thân đã qua chỉnh sửa.

- Quan trọng số lượng thả like, thả tim ở những hình ảnh, bài đăng của mình.

- …

3. Nguyên nhân

- Chủ quan: do tư tưởng, suy nghĩ của mỗi cá nhân muốn được nhiều người ngưỡng mộ, được nhiều người theo đuổi hoặc thậm chí để lừa đảo người khác…

- Khách quan: do sự tác động của môi trường xung quanh,…

4. Hậu quả

- Khiến mọi người hiểu nhầm về bản thân mình, dẫn đến những hậu quả nối tiếp nhau

- Bị người khác coi thường, xa lánh

- …

5. Giải pháp

- Trên mạng xã hội:

+ Đăng tải những tấm hình đúng sự thật về bản thân

+ Không cần coi trọng những nút like ảo

+ Coi mạng xã hội là nơi giao lưu bạn bè chứ không phải nơi để thể hiện bản thân quá mức

+ …

- Ở cuộc sống thực:

+ Mỗi người cần cố gắng để bản thân trở nên ngày càng tốt đẹp hơn

+ Cùng nhau tuyên truyền để hạn chế và đẩy lùi hiện tượng “sống ảo”

+ Cần có những biện pháp xử lí nghiêm minh những trường hợp sử dụng những thông tin giả trên mạng xã hội để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

3,5 điểm

KẾT BÀI

- Khẳng định lại vấn đề: hiện tượng “sống ảo” là hiện tượng tiêu cực, cần phải giảm thiểu dần dần và triệt để.

- Liên hệ bản thân: rút ra những bài học

+ Nhận thức: hiểu rõ những hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng “sống ảo”

+ Hành động: có những hành động cụ thể, thiết thực để khắc phục hiện tượng “sống ảo:

·        Sống đúng với những gì mình có

·        Luôn luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày

·        …

0,5 điểm

 

TRƯỜNG THCS …......

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

 

1

 

1

 

1

 

 

 

3

3,0

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

1,0

Làm văn

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

6,0

Tổng số câu TN/TL

 

1

 

2

 

1

 

1

 

5

10

Điểm số

 

0,5

 

1,5

 

2,0

 

6,0

 

10

10,0

Tổng số điểm

0,5 điểm

5 %

1,5 điểm

15 %

2,0 điểm

20 %

6,0 điểm

60 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THCS …......

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

 

1. Đọc hiểu

Nhận biết

- Nêu được thể thơ của bài thơ Nói với con.

1

 

C1

 

Thông hiểu

- Trình bày được nội dung chính của bài thơ.

1

 

C2

 

Vận dụng

- Viết đoạn văn trình bày về một bài học rút ra từ bài thơ Nói với con.

1

 

C4

 

2. Thực hành tiếng Việt

Thông hiểu

- Giải thích được cách dùng từ yêu ở phần đầu bài thơ (Người đồng mình yêu lắm con ơi) và từ thương ở phần sau bài thơ (Người đồng mình thương lắm con ơi) của tác giả.

- Xác định và phân tích được hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong câu thơ Rừng cho hoa/ Con đường cho những cánh đồng.

2

 

C3

 

3. Làm văn

Vận dụng

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng “sống ảo” trên mạng xã hội hiện nay.

1

 

Phần B

 

Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có ma trận

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề thi cuối kì 1 ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 8 sách chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 8 sách chân trời sáng tạo mới

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay