Kênh giáo viên » Ngữ văn 8 » Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU

VĂN BẢN 2: NHỮNG CHIẾC LÁ THƠM THO

(21 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản Những chiếc lá thơm tho do ai sáng tác?

  1. Thạch Lam.
  2. Trương Gia Hòa.
  3. Nguyễn Nhật Ánh.
  4. Tô Hoài.

 

Câu 2: Văn bản Những chiếc lá thơm tho thuộc thể loại nào?

  1. Truyện ngắn.
  2. Tiểu thuyết.
  3. Tùy bút.
  4. Tản văn.

 

Câu 3: Văn bản Những chiếc lá thơm tho có xuất xứ từ đâu?

  1. Cuốn “Đêm nay con có mơ không?”.
  2. Cuốn “Sóng sánh mẹ và anh”.
  3. Cuốn “Sài Gòn thềm xưa nắng rụng”.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 4: Văn bản Những chiếc lá thơm tho kể về những kỉ niệm của nhân vật “tôi” với ai?

  1. Người bà của mình.
  2. Người cha của mình.
  3. Người chị của mình.
  4. Người mẹ của mình.

 

Câu 5: Những kỉ niệm của nhân vật “tôi” với bà của mình liên quan đến cái gì?

  1. Những cái cây trong vườn nhà.
  2. Cách chơi với những chiếc lá.
  3. Những trò chơi dân gian.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Những con cào cào, chim sẻ, con rết được thắt bằng lá gì?

  1. Lá cau.
  2. Lá bàng.
  3. Lá dừa.
  4. Lá ổi.

 

Câu 7: Người bà dạy nhân vật “tôi” làm những gì với những chiếc lá?

  1. Lồng đèn.
  2. Cái làn đi hái hoa, bắt bướm.
  3. Đầu trâu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 8: Khi nhân vật “tôi” còn nhỏ, khi bà dường như biết trước sự ra đi của ông, bà đã sai anh rể của nhân vật “tôi” đi hái lá gì?

  1. Lá tràm khuynh diệp.
  2. Lá trầu không.
  3. Lá lộc vừng.
  4. Lá chuối.

 

Câu 9: Số lá tràm khuynh diệp được hái về dùng để làm gì?

  1. Để dạy nhân vật “tôi” làm thành các hình con vật.
  2. Lót dưới đáy hòm cho người ông nằm trên đó khi ra đi.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

 

Câu 10: Từ “đệm bàng” trong câu văn “Ba buổi chiều liên tục, khi trời hết nắng thì bà gom chúng lại trên một chiếc đệm bàng to.” nghĩa là gì?

  1. Đệm được làm từ lá bàng.
  2. Đệm được lót dưới bằng quả bàng.
  3. Đệm được làm từ cỏ bảng.
  4. Đệm được làm từ thân cây bàng.

 

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Câu 1: Từ “thơm” trong đoạn văn sau có ý nghĩa gì?

          Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai.

  1. Những chiếc lá có mùi thơm thoang thoảng lan tỏa khắp không gian.
  2. Những chiếc lá của bà không chỉ có ý nghĩa về vật chất và còn có giá trị về mặt tinh thần. Đó là những kỉ niệm ấm áp, êm đềm của tuổi thơ, là chỗ dựa cho nhân vật “tôi” trong hiện tại và tương lai.
  3. Những chiếc lá của bà có thể chữa được nhiều bệnh, có ích trong cuộc sống của nhân vật “tôi”.
  4. Những chiếc lá của bà có ý nghĩa như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn nhân vật “tôi” từ quá khứ đến hiện tại đến cả tương lai.

 

Câu 2: Đâu là những từ ngữ mà tác giả đã sử dụng để miêu tả người bà khi phơi lá tràm khuynh diệp?

  1. U sầu.
  2. Tỉ mẩn.
  3. Toàn tâm.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Tôi tin là ông nghe được hương tràm thơm, hương tràm thơm mùi hạnh phúc, hạnh phúc được người bạn đời của mình chăm lo ân cần như thế.

  1. Nhân hóa.
  2. Hoán dụ.
  3. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
  4. Nói giảm nói tránh.

 

Câu 4: Theo lời nhân vật “tôi”, những chiếc lá của bà ngoài việc có thể tạo thành hình những con vật, đồ vật thì còn có tác dụng gì?

  1. Nấu lên làm nồi nước xông để nhanh hết bệnh.
  2. Có thể làm thành nhiều món ăn.
  3. Dùng để nhóm lửa.
  4. Dùng để may vá.

 

Câu 5: Những từ ngữ nào trong văn bản nói về cái chết của người ông?

  1. Nhắm mắt, buông bỏ hết mọi thứ.
  2. Trở về cát bụi.
  3. Cả A, B đều đúng.
  4. Cả A, B đều sai.

Câu 6: Những từ ngữ nào được tác giả sử dụng để miêu tả những chiếc lá?

  1. Thơm.
  2. Thần thánh.
  3. Diệu kì.
  4. Tất cả các từ ngữ trên.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tại sao tác giả viết “Nhà tôi những ngày ấy thơm mùi khuynh diệp mà ai nấy cũng xao xác, thất thần, nhất là ba tôi và bà”?

  1. Vì gia đình gặp nhiều khó khăn.
  2. Vì không có những chiếc lá đẹp như ý muốn.
  3. Vì dường như biết trước người ông sắp ra đi.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Nhận định nào dưới đây là đúng về văn bản Những chiếc lá thơm tho?

  1. Văn bản là nỗi nhớ về quê hương, gia đình, về người bà cùng những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp bên những chiếc lá kì diệu đã trở thành quá khứ tươi đẹp, chỗ dựa tinh thần cho hiện tại và tương lai của nhân vật “tôi”.
  2. Văn bản đã nói lên ý nghĩa của những chiếc lá thần thánh của bà.
  3. Văn bản đã kể lại những trò chơi với chiếc lá được người bà dạy cho thuở còn nhỏ.
  4. Văn bản đã bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.

 

Câu 3: Tình cảm giữa nhân vật “tôi” đối với bà được khắc họa như thế nào qua văn bản?

  1. Tình cảm gắn bó, thân thuộc, yêu thương khi còn nhỏ ở cạnh bà.
  2. Nỗi buồn vì không còn được gặp lại bà của mình.
  3. Nỗi nhớ nhung da diết về người bà khi trưởng thành.
  4. A, C đều đúng.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tác phẩm nào sau đây cũng viết về người bà?

  1. Chiếc lá cuối cùng.
  2. Hương khúc.
  3. Đợi mẹ.
  4. Mây và sóng.

 

Câu 2: Cách xây dựng hình ảnh người bà trong Hương khúc và trong văn bản Những chiếc lá thơm tho có gì giống nhau?

  1. Đều được gợi nhớ thông qua những kỉ niệm tuổi thơ.
  2. Đều là những người phụ nữ tần tảo, cần cù, chịu thương chịu khó.
  3. Đều là người bà yêu thương chồng, con, cháu hết mực.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. B

2. D

3. C

4. A

5. B

6. C

7. D

8. A

9. B

10. C

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

1. B

2. D

3. C

4. A

5. C

6. D

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. C

2. A

3. D

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

1. B

2. C

Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi
  • Đã có đủ cả năm

PHÍ TÀI LIỆU:

  • 200k/học kì - 250k/cả năm

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa: trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay