Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Dưới đây là giáo án bản word môn ngữ văn lớp 8 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Bản xem trước: Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Một số tài liệu quan tâm khác
Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Đọc 1: Trong lời mẹ hát
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Đọc 2: Nhớ đồng
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Đọc 3: Những chiếc lá thơm tho
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Đọc 4: Chái bếp
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Thực hành tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Viết: Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ; Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Ôn tập
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 2 Đọc 1: Bạn đã biết gì về sóng thần?
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 2 Đọc 2: Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 2 Đọc 3: Mưa xuân II
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 2 Đọc 4: Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và chức năng
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 2 Viết: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 2 Nói và nghe: Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó
....Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
BÀI 6: TÌNH YÊU TỔ QUỐC
…………………………..
Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:
Số tiết: 12 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2
- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
- Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ.
- Viết đơcj bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong VB.
- Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.
- Yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT : VĂN BẢN 1: NAM QUỐC SƠN HÀ
- MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu cần đạt
- HS nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.
Năng lực riêng
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm Nam quốc sơn hà
- Năng lực hợp tác trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất
- Tình yêu đất nước, tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền dân tộc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nam quốc sơn hà.
- Nội dung: GV cho HS xem 1 đoạn video clip giới thiệu về tác giả Lý Thường Kiệt và tác phẩm Nam quốc sơn hà và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về tìm hiểu tác gia Lý Thường Kiệt cũng như cuộc kháng chiến chống quân Tống.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Qua sách sử cũng như internet em hãy trình bày một số hiểu biết ngắn gọn của em về tác giả Lý Thường Kiệt và bài thơ thần Nam quốc sơn hà.
- GV cho HS xem một video ngắn về tác giả Lý Thường Kiệt và bài thơ Nam quốc sơn hà.
https://www.youtube.com/watch?v=he2kv5vDXpc ( từ giây đầu tiên đến 1’16s)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video và phát biểu cảm nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá
- GV dẫn dắt vào bài: Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 tại quảng trường Ba Đình do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn được xem là một trong những bản tuyên ngôn độc lập mở ra một thời kì mới của dân tộc. Song ngược dòng lịch sử về trước, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam phải kể đến bài thơ thần Nam quốc Sơn hà do Thái úy Lý Thường Kiệt chắp bút. Đây được xem là một tuyên ngôn hùng hồn về độc lập chủ quyền của dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu về bài thơ Nam quốc sơn hà – Tiết 1- Bài 1 sau đây.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm thơ đường luật thất ngôn tứ tuyệt và đọc văn bản Nam quốc sơn hà
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại thơ đường luật thất ngôn tứ tuyệt và bài Nam quốc sơn hà.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà: + Trình bày hiểu biết của em về thơ Đường luật và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt? + Trình bày bằng sơ đồ về cách gieo vần của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS chia nhóm để trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Lý Thường kiệt? + Nhóm 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Nam quốc sơn hà? + Nhóm 3: Xác định bố cục bài thơ? + Nhóm 4: Xác định chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị trình bày trước lớp Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. + GV bổ sung: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ "NAM QUỐC SƠN HÀ" Cuối năm 1076, nhà Tống ồ ạt đưa quân sang xâm lược nước ta. Quân đội Đại Việt lúc bấy giờ do Lý Thường Kiệt chỉ huy, tuy đã chủ động chuẩn bị đối phó từ trước nhưng vẫn chống cự một cách rất khó khăn. Giặc tràn xuống bờ bắc sông Cầu và đội quân tiên phong của chúng đã bước đầu chọc thủng được phòng tuyến Như Nguyệt. Phòng tuyến vỡ, tình thế hết sức cấp bách. Quân giặc sĩ khí dâng cao còn tinh thần của quân sĩ ta bị tan vỡ. Muốn giành lại được thế chủ động, trước phải đập tan đội quân tiên phong của giặc, mà muốn đập tan đội quân tiên phong này, phải tìm cách lấy lại và kích động mãnh mẽ tinh thần của quân sĩ. Nhận rõ điều đó, Lý Thường Kiệt đã bí mật đang đêm cho người vào đền thờ Trương Hát ở ngay bên bờ sông Cầu, đọc to bài thơ không đề sau đây: Nam quốc sơn hà nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Dịch nghĩa: Sông núi nước nam, vua Nam ở, Rành rành ghi rõ ở sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Binh sĩ nghe bài thơ, tinh thần phấn chấn hẳn lên, ai ai cũng cố sức đánh giặc. Đội quân tiên phong của quân Tống bị đập tan, phòng tuyến sông Cầu cũng nhanh chóng được hàn lại. Giặc từ đó bị giam chân ở bờ bắc sông Cầu, tiến thoái lưỡng nan. Đến đầu năm 1077, Lý Thường Kiệt mở trận quyết chiến lược ở Như Nguyệt, đánh cho quân giặc tan tành. Ấy là bài thơ không đề, nhưng vì câu mở đầu là phiên âm Hán - Việt là Nam quốc sơn hà nam đế cư nên người đời thường gọi đó là bài Nam quốc sơn hà. Hậu thế coi bài thơ này của Lý Thương Kiệt có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước nhà. Khẳng định hùng hồn về độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam chúng ta. Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà đến nay vẫn chưa thể khẳng định được tác giả của nó là ai, mặc dù vẫn có một số nguồn cho rằng Lý Thường Kiệt là người viết ra. | I. Tìm hiểu chung 1. Thơ đường luật và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt a. Khái niệm - Thơ đường luật Thơ đường luật hay còn gọi là thơ cận thể hay thơ cách luật. Là một loại thơ làm theo luật thơ được đặt ra từ thời nhà Đường bao gồm có 3 loại: thơ bát cú (mỗi bài 8 câu), thơ tứ tuyệt ( mỗi bài 4 câu), thơ bài luật ( dạng kéo dài của thơ Đường luật). Trong đó điển hình nhất là thơ thất ngôn bát cú. + Ngôn ngữ thơ đường luật rất cô đọng, hàm súc. Bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình. Ý thơ gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và vô hạn…. - Thơ thất ngôn tứ tuyệt Là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu gồm có 7 chữ. Trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ có câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. + Bố cục: 4 phần · Câu 1: hay còn gọi là câu khai mở ý bài thơ · Câu 2: Câu thừa thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần khai · Câu 3: Chuyển · Câu 4: kết ý + Về luật: Luật thơ là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ. Luật bằng trắc thường được tóm tắt bằng câu: “nhất –tam- ngũ bất luận, nhị- tứ- lục phân minh” nghĩa là tiếng thứ nhất thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc, còn tiếng thứ hai thứ tư và thứ sáu trong câu càn thể hiện luật bằng trắc rõ ràng. + Về niêm: Thất ngôn tứ tuyệt quy định câu 1 niêm với câu 4 và câu 2 niêm với câu 3. + về vần: Cách gieo vần của thơ đường luật là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần. Vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn, vần được sử dụng thường là vần bằng. + Nhịp: Cách ngắt nhịp của các câu thơ thường là 2/2/3 hoặc 4/3 đối với thất ngôn. + Về đối: Cách đặt câu sóng đôi sao cho. ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Thơ tứ tuyệt không có quy định khắt khen và cụ thể như thơ thất ngôn bát cú. b. Sơ đồ cách gieo vần, niêm luật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
2. Đọc văn bản a. Tác giả - Tên: Lý Thường Kiệt - Năm sinh – năm mất: 1019 – 1105 - Quê quán: Người làng An Xá huyện Quảng Đức Phủ Thái Hòa nay là Hà Nội. - Năm 23 tuổi ông được bổ nhiệm làm Hoàng Môn Chi Hầu rồi thăng dần lên Thái Úy. - Làm quan qua 3 triều Vua: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông. - Có công lớn trong cuộc phá Tống bình Chiêm bảo vệ vững chắc độc lập nước nhà. - Năm 1077 ông đánh đuổi 25 vạn quân Tống trên sông Như Nguyệt. b. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: + Hoàn cảnh ra đời của bài thơ được cho là: Vào năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này. + Đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của lịch sử dân tộc. c. Bố cục bài thơ: - Bài thơ được chia làm 2 phần chính: + Phần 1: 2 câu đầu giới thiệu về độc lập chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước. + Phần 2: 2 câu cuối: Cảnh cáo quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam. d. Cảm hứng chủ đạo và chủ đề tác phẩm - Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: là tình cảm yêu nước mãnh liệt lòng tự tôn dân tộc sâu sắc và ý thức chủ quyền của dân tộc. - Chủ đề tác phẩm: thể hiện chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ xâm lược.
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Nam quốc sơn hà.
- Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu về độc lập chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau: + Qua hai câu thơ đầu tác giả muốn khẳng định điều gì? + Cho biết tác dụng của việc dùng từ cách ngắt nhịp trong câu đầu tiên? + Việc nói đến “thiên thư” trong câu thơ thứ hai có tác dụng gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
Nhiệm vụ 2: Cảnh cáo quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi: + Hai câu thơ cuối tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ như thế nào? + Việc sử dụng câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì ở câu thơ này? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản Nam quốc sơn hà + Trình bày những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nam quốc sơn hà. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức Viết lên bảng. | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Giới thiệu về độc lập chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” - Câu thơ đầu giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước. - Trong câu thơ đầu tác giả dùng từ “Nam quốc” và “Nam đế”. Để khẳng định sự chính danh của quốc gia của các bậc đế vương có chủ quyền trên lãnh thổ của mình. Tác giả dùng “Nam đế” như một cách khẳng định vị thế của nước Nam ngang hàng với phương Bắc. Bởi lẽ theo quan niệm của Trung Hoa chỉ duy nhất vua của Trung Hoa mới được phép xưng hoàng đế, thiên tử còn các nước khác chỉ xứng đáng làm vương, chư hầu mà thôi. Sự khẳng định chắc nịch “Nam quốc”, “Nam đế” cho thấy chủ quyền độc lập của nước Nam là bình đẳng với Trung Hoa. - Câu thơ ngắt nhịp 4/3 tách hai vế “sông núi nước Nam” và “Vua Nam ở” có sự quan hệ mật thiết với nhau. Cho thấy ý thức về không gian lãnh thổ đất nước quan trọng nhưng việc xác định quyền làm chủ đối với lãnh thổ ấy còn quan trọng hơn. - Cơ sở xác định chủ quyền dân tộc được thể hiện vô cùng rõ qua câu thơ thứ hai: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” Trong câu thơ này tác giả dùng từ “tiệt nhiên” có nghĩa là rành rành, rõ ràng có đạo lí chính đáng mà không ai có thể thay đổi hay chối cãi được. “Định phận” là xác định các phần, trong trường hợp này được hiểu chính là chủ quyền lãnh thổ đất nước thiêng liêng. Điều này đã được khẳng định ở “thiên thư” (sách trời). Nó giống như một định luật, một điều hiển nhiên về chủ quyền đất nước mà không ai có thể chố cãi được. ð Nếu câu đầu là sự khẳng định thì câu thơ thứ hai là sự chứng minh. Tuy có phần duy tâm song nó hoàn toàn phù hợp với bối cảnh lịch sử đương thời.
2. Cảnh cáo quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam. - Từ việc khẳng định chủ quyền của đất nước, tác giả đã đi đến lời lên án và khẳng định đanh thép về ý chí quyết tâm chống giặc của con dân Đại Việt. “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” - “Như hà” có nghĩa là làm sao, “nghịch” là trái ngược, “lỗ” là bọn mọi rợ có thể hiểu là bọn giặc ngoại xâm. - Bọn chúng không chỉ xâm phạm đe dọa nền độc lập hòa bình của dân tộc mà còn giày xéo đất đai khiến nhân dân phải chịu nhiều đau khổ. - Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ vừa thể hiện thái độ ngạc nhiên lại khinh bỉ. Ngạc nhiên bởi chúng dám chống lại ý trời, can thiệp vào sự xoay vần của tạo hóa. Khinh bỉ là bởi một nước vốn cho mình ở vị thế cao hơn nhưng lại ỉ mạnh ăn hiếp nước yếu. ð Chính vì lẽ đó nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước chính là hợp lòng dân ý trời. Ta bảo vệ đất nước giang sơn mà tổ tiên bao đời gây dựng bảo vệ cuộc sống của những người dân nghèo, ta bảo vệ chính nghĩa. - Vì thế nên đứa nào dám xâm phạm chủ quyền “Nam quốc” đều sẽ chịu trừng phạt thích đáng. “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” - “Nhữ đẳng” là đại từ nhân xưng là lỹ bây, “khan” là cách đọc khác của xem. “Thủ” là nhận lấy, “bại” là thua. Kết quả này chính là một lẽ tất yếu không hề viển vông cũng không ảo tưởng. Nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố của lòng dân, của tình yêu nước mãnh liệt và của cả ý trời. III. Tổng kết 1. Nội dung - Đây được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, được coi như bài thơ thần vì đó là sự khẳng định vững chắc quyền tồn tại độc lập và bình đẳng của non sông nam quốc. Đó cũng là quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt nhất định sẽ đập tan mọi âm mưu và hành động liều lĩnh, ngông cuồng của bất cứ bọn xâm lược nào dù chúng mạnh và nham hiểm đến đâu. 2. Nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn - Giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc - Sử dụng những dẫn chứng lịch sử hùng hồn cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc - Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Nam quốc sơn hà đã học
- Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời HS chọn
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Ai là tác giả của Sông núi nước Nam?
- Trần Quang Khải
- Tương truyền là Lý Thường Kiệt
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Du
Câu 2: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập vì đã thể hiện được nội dung nào?
- Khẳng định được truyền thống đấu tranh chống xâm lược hàng ngàn năm của dân tộc.
- Thể hiện được niềm tự hào dân tộc.
- Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
- Khẳng định chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của đất nước.
Câu 3: Nam quốc sơn hà được mệnh danh là?
- Áng thiên cổ hùng văn
- Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
- Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta
- Bài thơ có một không hai
Câu 4: Thể thơ tác giả dùng để viết Nam quốc sơn hà là gì?
- Song thất lục bát
- Thất ngôn tứ tuyệt
- Thất ngôn bát cú
- Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 5: Giọng điệu của bài thơ là gì?
- Dõng dạc, đanh thép
- Nhẹ nhàng, tha thiết
- Sâu lắng, tình cảm
- Bi thiết, trầm buồn
Câu 6: Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
- Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
- Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt
- Trần Quang Khải chống giặc Mông- Nguyên ở bến Chương Dương
- Quang Trung đại phá quân Thanh
Câu 7: Tuyên ngôn độc lập của một quốc gia có thể hiểu là
- là lời khẳng định về bờ cõi quốc gia.
- là lời tuyên bố về sự độc lập, không phụ thuộc một quốc gia nào khác.
- là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm.
- là sự khẳng địng sức mạnh quân sự, kinh tế, văn hóa của một quốc gia
Câu 8: Bài thơ không chỉ là bài luận lí khô khan nhờ có các yếu tố biểu cảm nào?
- thể hiện niềm tự hào về chủ quyền và biên giới lãnh thổ của đất nước.
- thể hiện niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc.
- câu chữ, giọng điệu, thể hiện tình cảm sâu xa của tác giả.
- Tất cả đều đúng
Nhiệm vụ 2: Viết đoạn văn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
Có ý kiến cho rằng Nam quốc sơn hà được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV có thể dành thời gian khoảng 7-10’ để HS trình bày ý tưởng rồi viết trên lớp hoặc ở nhà
Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập
- GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
- Trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | D | B | B | A | B | C | D |
- Viết
- Gợi ý:
- Mở bài
Giới thiệu khái quát về bài thơ Nam quốc sơn hà.
- Thân bài
- Tuyên ngôn độc lập là gì?
Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố độc lập của một quốc gia. Văn kiện này thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của quốc gia từ tay của ngoại bang. Đây là một văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế.
- Vì sao khẳng định Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên?
+ Trước đó, chưa có tác phẩm nào có tính khẳng định độc lập chủ quyền như Sông núi nước Nam.
+ Nội dung:
* Hai câu đầu: Khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.
* Hai câu sau: Lời khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đó.
- Nghệ thuật: Giọng văn hùng hồn, đanh thép...
- Sau sông núi nước Nam, còn có Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh).
- Kết bài
- Cảm nhận, đánh giá về giá trị của Sông núi nước Nam.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học liên hệ thực tế.
- Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để liên hệ thực tế
- Sản phẩm học tập: bài tập hoàn thành của HS
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi 1 vài HS đứng dậy trình bày bài làm của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập
- GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
- GV gợi ý:
Ở câu hỏi này HS có thể lấy dẫn chứng từ văn chương và lịch sử. Với tác phẩm văn chương có thể lấy dẫn chứng tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Từ lịch sử là câu chuyện đi sứ của Mạc Đĩnh Chi.
- Hướng dẫn về nhà
+ Ôn tập bài học về nhà Nam quốc sơn hà
+ Soạn bài : Qua đèo Ngang
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, giáo án word ngữ văn 8 sách chân trời, tải giáo án ngữ văn 8 CTST, GA ngữ văn 8 chân trời 2023
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây