Nội dung chính Sinh học 9 Cánh diều bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể sách Sinh học 9 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
BÀI 35: NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỘ NHIỄM SẮC THỂ
I. NHIỄM SẮC THỂ
1. Khái niệm và đặc điểm
- Khái niệm: Nhiễm sắc thể là thể bắt màu được cấu tạo bởi DNA và protein histone.
- Hình thái nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được thể hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào gồm có tâm động và cánh.
- Cấu trúc:
+ Mỗi NST kép gồm: hai nhiễm sắc tử (chromatid) liên kết với nhau tại tâm động.
+ Mỗi chromatid gồm một phân tử DNA quấn quanh các phân tử protein histone tạo nên chuỗi nucleosome.
+ Chuỗi nucleosome được xếp cuộn qua nhiều cấp độ khác nhau làm NST co ngắn cực đại thể hiện hình thái đặc trưng.
- Các sắp xếp của gene trên NST:
+ Gene nằm trên NST tại một vị trí gọi là locus của gene.
+ Trong tế bào lưỡng bội, gene tồn tại thành từng cặp allele.
- Cặp NST tương đồng là cặp NST có cùng hình thái và tập hợp gene.
I. NHIỄM SẮC THỂ
2. Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính
- Nhiễm sắc thể thường là nhiễm sắc thể có số lượng, hình thái giống nhau ở cả giới đực và giới cái.
+ Kí hiệu: A, đánh số từng cặp.
+ Ở tế bào lưỡng bội: tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở hai giới.
- Nhiễm sắc thể giới tính là nhiễm sắc thể khác nhau về số lượng hoặc hình thái giữa giới đực và giới cái, tham gia việc quyết định giới tính.
+ Kí hiệu: X, Y hoặc Z, W.
+ Ở tế bào lưỡng bội: gồm hai NST giống nhau (giới đồng giao tử) hoặc khác nhau (giới dị giao tử).
Ví dụ:
+ Ở người 2n = 46 tồn tại 23 cặp NST. Trong đó có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính (Nam: XY, nữ: XX).
+ Ở ruồi giấm 2n = 8 tồn tại 4 cặp NST. Trong đó có 3 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính (con đực: XY, con cái: XX).
II. BỘ NHIỄM SẮC THỂ
- Bộ nhiễm sắc thể là tập hợp các nhiễm sắc thể trong nhân tế bào của một loài.
Ví dụ:
+ Các giống ngô hiện nay được trồng ở nhiều quốc gia đều có bộ NST 2n = 20;
+ Nhiều giống chó nhà được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới đều có bộ NST 2n = 78;...
- Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng và hình thái.
Ví dụ: Bộ NST cây cà chua và lúa nước 2n = 24.
(a) (b)
Bộ NST của cây cà chua (a) và lúa nước (b)
- Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) là bộ nhiễm sắc thể chứa hai nhiễm sắc thể của mỗi cặp nhiễm tương đồng.
+ Chủ yếu có ở các tế bào sinh dưỡng.
- Bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) là bộ nhiễm sắc thể chứa một nhiễm sắc thể của mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
+ Chủ yếu có ở các giao tử.
Bảng 35.2. Số lượng nhiễm sắc thể của một số loài
STT | Loài | Bộ nhiễm sắc thể | |
2n | n | ||
1 | Người (Homo sapiens) | 46 | 23 |
2 | Ruồi giấm (Drosophila melanogaster) | 8 | 4 |
3 | Lúa (Oryza sativa) | 24 | 12 |
4 | Đậu hà lan (Pisum sativum) | 14 | 7 |
5 | Ngô (Zea mays) | 20 | 10 |
III. THỰC HÀNH QUAN SÁT TIÊU BẢN NHIỄM SẮC THỂ
Gợi ý:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH Tên thí nghiệm: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể Tên nhóm:................................................ 1. Mục đích thí nghiệm: Quan sát NST dưới kính hiển vi. 2. Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiệm: - Kính hiển vi quang học có chỉ số phóng đại vật kính 10×, 40×, 100×. - Hộp tiêu bản cố định NST của - Dầu soi kính hiển vi. - Giấy mềm, cồn 70o. - Bút vẽ, vở ghi. - Máy ảnh (nếu có). 3. Các bước tiến hành: - Đặt tiêu bản lên bàn kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10× (độ phóng đại 100 lần). Lựa chọn vị trí các tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể dễ quan sát. Di chuyển vị trí đã chọn vào giữa trường kính. - Chuyển sang vật kính 40x (độ phóng đại 400 lần), 100x (độ phóng đại 1 000 lần) để quan sát. Với tiêu bản nhiễm sắc thể của hành ta có thể sử dụng vật kính 40x; tiêu bản nhiễm sắc thể của người cần sử dụng vật kính 100x để quan sát. Khi quan sát vật kính 100× cần sử dụng dầu kính. Đếm số lượng và xác định hình thái nhiễm sắc thể. Vẽ hình minh hoạ các nhiễm sắc thể quan sát được trên tiêu bản. 4. Kết quả thí nghiệm: Tiêu bản NST người |
=> Giáo án và PPT KHTN 9 cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể