Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 9 cánh diều

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 9 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 36: NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Quan sát hình 36.1, cho biết kết quả của quá trình phân chia tế bào theo hình thức nguyên phân.

Trả lời: 

Kết quả của quá trình phân chia tế bào theo hình thức nguyên phân: Tạo ra hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ (2n).

 

Câu 2: Quan sát hình 36.2, cho biết kết quả của quá trình phân chia tế bào theo hình thức giảm phân.

    

Trả lời: 

Kết quả của quá trình phân chia tế bào theo hình thức giảm phân: tạo ra bốn tế bào con khác nhau, có số lượng nhiễm sắc thể (n) giảm đi một nửa so với tế bào mẹ (2n).

 

Câu 3: Quan sát hình 36.3, vị trí được đánh số (1), (2) và (3) tương ứng với nguyên phân hay giảm phân. Từ đó, nêu mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong việc duy trì bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ ở các loài sinh sản hữu tính.

Trả lời: 

(1): Nguyên phân; (2) và (3): Giảm phân.

- Nguyên phân đảm bảo thông tin di truyền được truyền đạt chính xác qua các thế hệ tế bào. Giảm phân kết hợp với thụ tinh giúp duy trì bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ cơ thể.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Quan sát hình 36.1 và 36.2, phân biệt nguyên phân và giảm phân theo gợi ý trong bảng 36.1.

Bảng 36.1. Phân biệt nguyên phân và giảm phân

Đặc điểm

Nguyên phân

Giảm phân

Diễn ra ở loại tế bào

?

?

Số lần phân chia bộ nhiễm sắc thể kép

?

?

Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi bộ nhiễm sắc thể sau phân chia

?

?

Cách xếp hàng của các nhiễm sắc thể kép ở kì giữa

?

?

Có hiện tượng trao đổi chéo

?

?

Số tế bào con được hình thành

?

?

Trả lời: 

Bảng 36.1. Phân biệt nguyên phân và giảm phân

Đặc điểm

Nguyên phân

Giảm phân

Diễn ra ở loại tế bàoTế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.Tế bào sinh dục trưởng thành.
Số lần phân chia bộ nhiễm sắc thể kép

1 lần

2 lần

Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi bộ nhiễm sắc thể sau phân chia

2n

- Giảm phân I: n kép.

- Giảm phân II: n đơn.

Cách xếp hàng của các nhiễm sắc thể kép ở kì giữaCác NST kép xếp 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Giảm phân I: Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Giảm phân II: Các NST kép xếp 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Có hiện tượng trao đổi chéo

Không

- Giảm phân I: có.

- Giảm phân II: không.

Số tế bào con được hình thành

2 tế bào con (2n)

4 tế bào con (n)

 

Câu 2: Nêu thêm ví dụ về ứng dụng nguyên phân, giảm phân trong nhân giống cây trồng, vật nuôi.

Trả lời:

* Ứng dụng nguyên phân trong nhân giống cây trồng, vật nuôi:

- Bảo tồn giống cây trồng quý hiếm như lan gấm, đào chuông, linh chi, đông trùng hạ thảo, nấm sò,...

- Nhân nhanh giống hoa cúc với số lượng lớn, đồng đều, sạch bệnh mang hiệu quả kinh tế cao.

* Ứng dụng giảm phân trong nhân giống cây trồng, vật nuôi:

- Giống cá chép V1 thịt thơm ngon, khả năng chống chịu bệnh tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh, đẻ sớm được chọn lọc từ phép lai giữa cá chép Việt Nam, cá chép Hungary và cá chép Indonesia.

- Giống cà chua VT10 có khả năng chống chịu bệnh tốt, thích hợp trồng trong vụ đông sớm, năng suất cao được chọn lọc từ phép lai giữa giống cà chua D8 và D12.

 

Câu 3: Mỗi vật nuôi, cây trồng trong hình 36.4 có thể được tạo ra nhờ ứng dụng nguyên phân hay giảm phân hay thụ tinh?

Trả lời:

a), b), d) có thể được tạo ra nhờ ứng dụng giảm phân.

c) có thể được tạo ra nhờ ứng dụng nguyên phân hoặc giảm phân.

 

Câu 4: Mô tả những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình phân chia tế bào theo hình thức nguyên phân.

Trả lời:

Kì đầu: NST kép (2n) bắt đầu đóng xoắn, co ngắn. Các NST kép đính với thoi phân bào ở tâm động.

Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau: Hai chromatide của NST phân li đồng đều thành hai NST đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.

Kì cuối: NST dãn xoắn. Hai tế bào con được tạo thành, mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ (2n).

 

Câu 5: Mô tả những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình phân chia tế bào theo hình thức giảm phân.

Trả lời:

Giảm phân I: 

Kì đầu: Các NST kép bắt đôi với nhau thành từng cặp tương đồng và dần co xoắn. Có thể trao đổi chéo.

Kì giữa: Các cặp NST kép tương đồng co xoắn cực đại và di chuyển về mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, tập trung thành hai hàng.

Kì sau: Hai NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau ra và mỗi NST di chuyển trên thoi phân bào đi về một cực của tế bào.

Kì cuối: NST kép dẫn dãn xoắn, hai tế bào con mới tạo thành có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ nhưng ở trạng thái kép.

Giảm phân II:

Kì đầu: Các NST kép dẫn co xoắn và hiện rõ.

Kì giữa: Các NST kép co xoắn cực đại và di chuyển về mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, tập trung thành một hàng.

Kì sau: Hai chromatide của mỗi NST kép tách rời nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực của tế bào.

Kì cuối: Các NST dần dãn xoắn, mỗi tế bào con được tạo thành có bộ NST đơn.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Quan sát hình 36.5, nêu cơ sở khoa học của phương pháp tạo ra cây bưởi B và C.

Trả lời:

- Dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân, cây bưởi B sinh trưởng và phát triển ngay trên cành của cây bưởi A.

- Cây bưởi B giảm phân, thụ tinh hình thành hạt bưởi. Qua quá trình nguyên phân, hạt bưởi sinh trưởng và phát triển hình thành cây bưởi C.

 

Câu 2: Vì sao NST phải co xoắn khi thực hiện quá trình phân chia ở tế bào?

Trả lời:

NST xoắn cực đại rồi mới bắt đầu phân chia để dễ dàng di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không xảy ra rối loạn.

 

Câu 3: Theo em, việc sinh con trai hay con gái có phải do người vợ? Giải thích.

Trả lời:

- Giới tính của con không phải do người vợ vì ở nữ giảm phân cho 1 loại trứng mang NST X, còn ở nam giới cho 2 loại tinh trùng mang NST X hoặc Y. Qua quá trình thụ tinh, tinh trùng X có thể kết hợp với trứng tạo ra hợp tử mang NST XX sẽ phát triển thành con gái, còn tinh trùng Y kết hợp với trứng sẽ tạo ra hợp tử mang NST XY và phát triển thành con trai. Như vậy giới tính của con do tinh trùng của người bố quyết định.

 

Câu 4 : Có 5 tế bào sinh dưỡng của thỏ (2n = 44) nguyên phân 1 lần. Hãy xác định số NST có trong các tế bào ở kì giữa và kì sau.

Trả lời:

Số NST có trong các tế bào ở

- Kì giữa: 5 × 44 = 220 NST kép.

- Kì sau: 5 × 88 = 440 NST đơn.

 

Câu 5: Bộ NST 2n ở ruồi giấm được kí hiệu là AaBbDdXY. Viết kí hiệu bộ NST ở kì giữa và kì cuối khi quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.

Trả lời:

- Kì giữa: AAaaBBbbDDddXXYY.

- Kì cuối: AaBbDdXY.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Nuôi cấy trong ống nghiệm 50 tế bào soma của một loài. Khi các tế bào này trải qua một số đợt nguyên phân liên tiếp bằng nhau thì tạo ra được tất cả là 6400 tế bào con.

a) Tìm số lần nguyên phân của mỗi tế bào trên.

b) Nếu trong lần nguyên phân cuối cùng người ta đếm được trong tất cả tế bào có 499200 chromatide thì bộ NST thì bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu?

Trả lời:

a) Gọi số lần nguyên phân là k (k ∊ N*).

Tổng số tế bào con được tạo thành là 50 × 2k.

Theo đề bài, ta có: 50 × 2k = 6400 → 2k = 128 ⇔ 2k = 27  ⇔ k = 7.

Vậy các tế bào nguyên phân 7 lần liên tiếp.

b) Số tế bào tham gia lần nguyên phân cuối cùng là số tế bào được hình thành từ lần nguyên phân thứ 6: 50 × 26 = 3200 (tế bào).

- Số chromatide trong mỗi tế bào là: 499200 : 3200 = 156 (chromatide).

- Khi tiến hành nguyên phân mỗi tế bào tự nhân đôi thành 2 chromatide → Số NST kép trong mỗi tế bào bằng số bộ NST của loài: 2n = 156 : 2 = 78.

 

Câu 2: Một tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hình thành 504 NST đơn mới. Các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo ra 128 tinh trùng chứa NST Y.

a) Tính số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai.

b) Xác định bộ NST 2n của loài.

Trả lời: 

a) Số tinh trùng mang NST Y = số tinh trùng mang NST X = 128 NST.

→ Tổng số tinh trùng được tạo thành là 128 × 2 = 256 (NST).

Số tế bào sinh tinh là 256 : 4 = 64 (tế bào).

Gọi k là số lần nguyên phân → 2k = 64 ⇔ 2k = 26  ⇔ k = 6.

b) Bộ NST của loài là: (2k – 1) × 2n = 504 → 2n = 8.

 

Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 9 cánh diều

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án sinh học 9 cánh diều

Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 9 cánh diều, bài tập sinh học 9 Cánh diều, bộ câu hỏi tự luận KHTN sinh học 9 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay