Nội dung chính Sinh học 9 Cánh diều bài 36: Nguyên phân và giảm phân
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 36: Nguyên phân và giảm phân sách Sinh học 9 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
BÀI 36: NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
I. KHÁI NIỆM NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN
1. Nguyên phân
- Khái niệm: Nguyên phân là quá trình phân chia bộ nhiễm sắc thể kép thành hai bộ nhiễm sắc thể giống nhau.
- Vị trí: tế bào mầm sinh dục và tế bào sinh dưỡng.
- Kết quả: tế bào mẹ (2n) → hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ (2n).
2. Giảm phân
- Khái niệm: Giảm phân là quá trình phân chia bộ nhiễm sắc thể kép thành bốn bộ nhiễm sắc thể đơn.
- Vị trí: tế bào sinh dục trưởng thành tạo giao tử.
- Kết quả: tế bào mẹ (2n) → bốn tế bào con khác nhau, có số lượng nhiễm sắc thể (n) giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
Bảng 10.1. Phân biệt
nguyên phân và giảm phân
Đặc điểm | Nguyên phân | Giảm phân |
Diễn ra ở loại tế bào | Tế bào sinh dưỡng, tế bào mầm sinh dục | Tế bào sinh dục trưởng thành tạo giao tử |
Số lần phân chia bộ nhiễm sắc thể kép | 1 | 2 |
Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi bộ nhiễm sắc thể sau phân chia | 2n | n |
Cách xếp hàng của các nhiễm sắc thể kép ở kì giữa | Một hàng | - Giảm phân I: hai hàng; - Giảm phân II: một hàng. |
Có hiện tượng trao đổi chéo | Không có | Có |
Số tế bào con được hình thành | 2 | 4 |
II. Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN
1. Ý nghĩa
Nguyên phân
- Ở sinh vật đơn bào: nguyên phân là một hình thức sinh sản của cơ thể.
- Ở sinh vật đa bào:
+ Nguyên phân tạo ra tế bào mới thay thế tế bào già, tế bào tổn thương; giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
+ Nguyên phân tạo cơ thể mới ở những loài sinh sản vô tính.
→ Đảm bảo thông tin di truyền trong bộ nhiễm sắc thể được truyền đạt chính xác qua các thế hệ tế bào.
Ví dụ:
Nguyên phân diễn ra mạnh ở đỉnh chồi và đỉnh rễ là cây cao lên, rễ dài ra
Đuôi tái sinh nhờ quá trình nguyên phân ở thạch sùng
Sinh sản ở thủy tức Giâm cành
Giảm phân
- Giảm phân kết hợp với thụ tinh duy trì bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ cơ thể.
Mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân ở loài sinh sản hữu tính:
- Sự phối hợp giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì bộ nhiễm sắc đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
- Nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
2. Ứng dụng
- Nguyên phân là cơ sở cho các ứng dụng trong nhân giống vô tính nhằm giữ đặc tính của cây trồng, vật nuôi.
Ví dụ:
+ Một số phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật:
Giâm cành Chiết cành Ghép cành
+ Nhân nhanh giống bò bằng cách chia tách phôi bò ở giai đoạn sớm thành nhiều phôi, phát triển thành nhiều cơ thể.
- Giảm phân là cơ sở cho các ứng dụng trong chọn giống ở các loài sinh sản hữu tính nhằm tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
Ví dụ:
+ Giống lúa thơm T10 có mùi thơm, vị đậm, được chọn lọc từ tổ hợp lai giống DT10 và giống Amber33.
+ Gà rhode-ri (con lai giữa gà rhode island kiêm dụng trứng thịt với gà ri), có trọng lượng 2 - 2,5 kg, sản lượng trứng (150 - 170 trứng/năm), tốt hơn gà ri. Gà thích hợp nuôi với phương thức nửa nhốt, nửa thả, giống gà ri. Phẩm chất thịt thơm ngon giống gà ri.
=> Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 36: Nguyên phân và giảm phân