Nội dung chính Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp sách Toán 6 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án Toán 6 sách chân trời sáng tạo
BÀI 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
1. LÀM QUEN VỚI TẬP HỢP
- Tên đồ vật trên bàn: sách, thước kẻ, ê ke, bút
- Tên các bạn trong tổ: Lan, Mai, Ngọc, Hoa, Tuấn.
- Các số tự nhiên lớn hơn 3 nhỏ hơn 12: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.
2. CÁC KÍ HIỆU
Ví dụ: Gọi B là tập hợp tên các bạn trong tổ em.
B = { Lan, Mai, Ngọc, Hoa, Tuấn}
Lan ϵ B, Huyền B.
Thực hành 1: Gọi M là tập hợp các chữ cái có mặt trong từ “gia đình”
M = {a, đ, i, g, h, n}
+ Khẳng định đúng: a ϵ M, b ∉ M, i ϵ M
+ Khẳng định sai: o ϵ M
3. CÁCH CHO TẬP HỢP
Ví dụ: “B là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 1 và nhỏ hơn 10”
+ B = {2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
+ B = { x | x là số tự nhiên, 1< x < 10}.
Nhận xét:
- a) Liệt kê các phần tử của tập hợp.
- b) Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
Thực hành 2:
- a) E ={0; 2; 4; 6; 8}.
- Tính chất đặc trưng của tập hợp E là: E gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10.
=> E = { x | x là số tự nhiên chẵn và x < 10}.
- b) P = { x | x là số tự nhiên và 10 < x < 20}.
P = { 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}.
Thực hành 3:
- a) A = {8, 9, 10, 11, 12, 13, 14}
- b) 10 ∈A; 13 ∈A
16 ∉ A, 19 ∉ A
- c)
Cách 1: B = {8, 10, 12, 14}.
Cách 2: B = { x | x là số tự nhiên chẵn, và 7 < x < 15}.