Nội dung chính Toán 6 Kết nối tri thức bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân sách Toán 6 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 19: HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THOI. HÌNH BÌNH HÀNH. HÌNH THANG CÂN
1. HÌNH CHỮ NHẬT
+ HĐ1: Một số hình ảnh của hình chữ nhật: cửa, tivi, tủ lạnh, gạch ốp tường, mảnh vườn, hộp bánh,…
+ HĐ2:
- Các đỉnh: A, B, C, D.
Các cạnh: AB, BC, CD, DA.
Đường chéo: AC, BD.
Hai cạnh đối: AB và CD; BC và AD
- Các góc của hình chữ nhật đều bằng nhau và bằng 90o: A = B = C= D= 90o.
- Hai cạnh đối của hình chữ nhật bằng nhau, hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau.
* Nhận xét: Trong hình chữ nhật:
- Bốn góc bằng nhau và bằng 90o.
- Các cạnh đối bằng nhau.
- Hai đường chéo bằng nhau.
Thực hành 1:
- Vẽ hình chữ nhật ABCD có một cạnh bằng 5cm, một cạnh bằng 3cm.
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó, lấy điểm D sao cho AD = 3cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3cm.
+ Bước 4: Nối D với C .
=> Ta được hình chữ nhật ABCD.
( HS tự hoàn thành sản phẩm vào vở)
- Kiểm tra độ dài các cạnh và số đo các góc có bằng nhau không.
- HÌNH THOI
+ HĐ3:
- Đồ vật có dạng hình thoi: chiếc nhẫn.
- Một số hình ảnh khác của hình thoi trong thực tế là: cánh diều, họa tiết trang trí, cúc áo, khăn trải bàn, xốp dán tường…
+ HĐ4:
- Các cạnh của hình thoi bằng nhau.
- Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau.
Độ dài hai đường chéo của hình vuông bằng nhau.
- Các cạnh đối của hình thoi song song với nhau.
* Nhận xét: Trong một hình thoi:
- Bốn cạnh bằng nhau
- Hai đường chéo vuông góc với nhau.
- Các cạnh đối song song với nhau.
- Các góc đối bằng nhau.
?
Lấy E trên BC sao cho EB = AB; Lấy F trên AD sao cho AF = AB
=> Ta được hình thoi ABEF.
* Thực hành 2:
- Vẽ hình thoi ABCD cạnh 3cm:
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm.
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 3cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi quâ A và song song với cạnh BC.
+ Bước 4: Hai đường thẳng này cắt nhau tại D
=> Ta được hình thoi ABCD.
( HS tự hoàn thành hình vẽ vào vở)
- Kiểm tra độ dài các cạnh có bằng nhau không.
- ( HS tự hoàn thành gấp, cắt hình thoi dưới sự hướng dẫn của GV và dán SP vào vở).
- HÌNH BÌNH HÀNH
+ HĐ5:
- Hình bình hành có ở hình c)
- Một số hình ảnh khác của hình bình hành trong thực tế: họa tiết trang trí, góc nghiêng lá cờ, góc nghiêng của bảng..
+ HĐ6:
- Các cạnh đối của hình bình hành bằng nhau.
- OA = OC; OB = OD
- Các cạnh đối của hình bình hành song song với nhau.
- Các góc đối của hình bình hành bằng nhau
* Nhận xét: Trong hình bình hành:
- Các cạnh đối bằng nhau.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
- Các cạnh đối song song với nhau.
- Các góc đối bằng nhau.
Thực hành 3: Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 5cm;BC = 3cm
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.
+ Bước 2: Vẽ đoạn thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó, lấy điểm C : BC = 3cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D
=> Ta được hình bình hành ABCD.
- HÌNH THANG CÂN
+ HĐ7: Một số hình ảnh của hình thang cân trong thực tế: cái thang, thùng đựng rác, hót rác, mặt bàn, túi xách,..
+ HĐ8:
- Các đỉnh: A, B, C, D.
Đáy lớn : DC
Đáy nhỏ: AB
Đường chéo : AC, BD.
Cạnh bên: AD, BC.
- Hai cạnh bên của hình thang cân bằng nhau.
- Hai đáy của hình thang cân song song với nhau.
- Hai góc kề một đáy của hình thang bằng nhau.
* Nhận xét: Trong hình thang cân:
- Hai cạnh bên bằng nhau.
- Hai đường chéo bằng nhau.
- Hai cạnh đáy song song với nhau.
- Hai góc kề một đáy bằng nhau.
Luyện tập:
Hình thang cân trong các hình là hình thang HKIJ.
Thực hành 4: Gấp, cắt hình thang cân từ tờ giấy hình chữ nhật.
+ Bước 1: Gấp đôi tờ giấy
+ Bước 2: Vẽ một đoạn thẳng nối hai điểm tùy ý trên hai cạnh đối diện ( cạnh không chứa nếp gấp).
+ Bước 3: Cắt theo đường vừa vẽ.
+ Bước 4: Mở tờ giấy ra ta được một hình thang cân.
( HS tự hoàn thành sp và dán vào vở)