Nội dung chính Toán 6 Kết nối tri thức bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học sách Toán 6 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 20: CHU VI VÀ DIỆN TÍCH CỦA MỘT SỐ TỨ GIÁC ĐÃ HỌC
1. CHU VI, DIỆN TÍCH CỦA HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH THANG
- Hình vuông:
+ C =4a
+ S = a2
- Hình chữ nhật:
+ C = 2(a +b)
+ S = ab
- Hình thang:
+ C = a + b + c + d
+ S = 12 ( a+ b). h
Ví dụ 1: Giải:
Chu vi của biển quảng cáo hình chữ nhật là:
2 . ( 5+10) = 2.15 = 30 (m)
Vậy siêu thị cần chi số tiền mua đèn là:
40 000 . 30 = 1 200 000 (đồng)
Ví dụ 2: Giải:
Diện tích nền của căn phòng hình chữ nhật là:
8.6 = 48 (m2)
Diện tích của một viên gạch hình vuông cạnh 40cm là:
402 =1 600 (cm2) = 0,16 (m2)
Số viên gạch bác Khôi cần dùng là:
48 : 0,16 = 300 (viên)
Luyện tập 1:
- Giải:
Chu vi của khung thép đó là:
2.( 35 + 30) =130 (cm) = 1,3m.
Vậy số khung thép làm được từ 260m dây thép là:
260 : 1.3 = 200 ( khung)
- Giải:
Chu vi mặt bàn là:
600 + 1200 + 600.2 = 3000 (mm) = 3m.
Chiều dài 4 chân bàn là:
730.4 = 2920 (mm) = 2,92 m.
Vậy để làm một chiếc khung bàn cần lượng thép:
3 + 2,92 = 5,92 (m)
- Giải:
Diện tích thửa ruộng hình thang là:
12 ( 30 + 50). 10 = 400 (m2)
Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là:
50 . 15 = 750 (m2)
Diện tích thửa ruộng đó là:
400 + 750 = 1150 (m2)
Vậy số thóc thu hoạch được là:
1150 . 0.8 = 920 (kg)
Thử thách nhỏ:
Độ dài phần hình thang cân là:
( 15 + 25 + 7.2) = 54 (cm)
Phần còn lại làm móc treo có độ dài là:
60 – 54 = 6 (cm)
- CHU VI, DIỆN TÍCH CỦA HÌNH BÌNH HÀNH, HÌNH THOI
- Chu vi:
+ Hình bình hành: C = 2(a+b)
+ Hình thoi: C = 4m ( m là độ dài một cạnh của hình thoi).
Ví dụ 3: Giải:
Chu vi của hình bình hành là: 2.(3 + 5) = 2.8 = 16 (cm)
Ví dụ 4: Giải:
Chu vi hình chữ nhật là:
- (60+160) = 440 (cm)
Chu vi một hình thoi là:
4.50 = 200 (cm)
Độ dài thép để làm một ô thoáng là:
440+2.200 = 840 (cm) = 8,4 (m)
Độ dài thép để làm bốn ô thoáng là:
4 . 8,4 = 33,6 (m)
- Diện tích hình bình hành:
+ HĐ1: HS thực hiện vẽ, cắt, ghép.
+ HĐ2: Độ dài cạnh, chiều cao tương ứng của hình bình hành bằng với chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật.
=> Diện tích hình bình hành bằng diện tích hình chữ nhật.
S = a.h
(a là cạnh, h là chiều cao tương ứng)
Ví dụ 5: Giải:
Mảnh gỗ là hình bình hành có chiều cao 20cm và độ dài cạnh tương ứng 30cm nên có diện tích là:
S = 20.30 = 600 (cm2)
Luyện tập 2:
Dễ thấy trong hình bình hành AMCN chiều cao tương ứng của cạnh AN là NM và NM = AB = 10m
Do đó diện tích hình bình hành AMCN là:
6.10 = 60 (m2)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
10.12 = 1200 (m2)
Phần diện tích còn lại trồng cỏ là:
1200 - 600 = 600 (m2)
Vậy số tiền công cần để chi trả trồng hoa và cỏ là:
50 000.600 + 40 000 .600 = 54 000 000(đồng)
- Diện tích hình thoi:
+ HĐ3: HS thực hiện vẽ, cắt, ghép.
+ HĐ4: Một đường chéo bằng với chiều rộng của hình chữ nhật, đường chéo còn lại bằng một nửa chiều dài hình chữ nhật
=> Diện tích hình thoi bằng một nửa diện tích hình chữ nhật.
S = 12 a . b
( a, b là độ dài hai đường chéo)
Ví dụ 6: Giải:
Diện tích hình thoi ABCD là:
S = 12AC. BD = 12 . 8 . 6 = 24 (cm2)
Luyện tập 3:
Dễ thấy độ dài hai đường chéo hình thoi là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật
Diện tích hình thoi là:
12 . 8 . 5 = 20 (cm2)
Vậy cần số lượng hoa để trồng trên mảnh đất là:
20 . 4 = 80 (cây)