Nội dung chính Toán 6 Kết nối tri thức bài 21: Hình có trục đối xứng

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 21: Hình có trục đối xứng sách Toán 6 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

BÀI 21: HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG

1. HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG TRONG THỰC TẾ

+ HĐ1: Khi hai cánh của con bướm gập lại, thì hai cánh của nó chồng khít nên nhau.

+ HĐ2: Khi gấp hai nửa đường tròn thì chúng sẽ chồng vừa vặn lên nhau.

+ HĐ3: Hình được cắt có hai phần giống nhau.

=> Đặc điểm của hình có trục đối xứng:

Có một đường thẳng d chia hình thành hai phần mà nếu “gấp” hình theo đường thẳng d thì  hai phần đó “chồng khít” lên nhau.

Những hình như thế gọi là hình có trục đối xứng và đường thẳng d là trục đối xứng của nó.

Luyện tập:

1) Những hình có trục đối xứng là: A, B, H, E.

+ Trục đối xứng của A là đường thẳng đi qua đỉnh của chữ A.

+ Hai trục đối xứng của H là đường thẳng đứng và đường nằm ngang đi qua giữa chữ H.

+ Trục đối xứng của E là đường nằm ngang đi qua giữa chữ E.

2) Những hình có trục đối xứng là : a) và c)

+ Biển báo “cấm đi ngược chiều” có hai trục đối xứng là đường thẳng đững và đường nằm ngang đi qua tâm biển báo.

+ Trục đối xứng của biển báo chỉ lối đi có trục đối xứng là đường nằm ngang đi qua tâm biển báo

3) Một số ví dụ về hình có trục đối xứng: mặt bàn, cái mâm, viên bi, các chữ cái: I, M, O, số 0, số 8, biển báo giao nhau,…

  1. TRỤC ĐỐI XỨNG CỦA MỘT SỐ HÌNH PHẲNG

+ HĐ4:

Trục đối xứng của hình tròn là đường thẳng đi qua tâm của hình tròn đó. 

+ HĐ5:

Trục đối xứng của hình thoi là đường thẳng đi qua đường chéo của nó.

Hình thoi có 2 trục đối xứng

+ HĐ6: 

Trục đối xứng của hình chữ nhật là đường thẳng đi qua trung điểm của hai cạnh đối diện của hình chữ nhật.

* Nhận xét:

- Mỗi đường thẳng đi qua tâm là một trục đối xứng của hình tròn.

- Mỗi đường chéo là một trục đối xứng của hình thoi.

- Mỗi đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối diện là một trục đối xứng của hình chữ nhật.

* Thực hành 1:

- Tam giác đều có ba trục đối xứng.

- Hình vuông có 4 trục đối xứng.

- Hình lục giác đều có 6 trục đối xứng.

* Tranh luận 1:

- Hình vuông có 4 trục đối xứng.

- Hình tròn có vô số trục đối xứng.

* Ứng dụng tính đối xứng để cắt chữ bằng giấy:

Để cắt một chữ cái có trục đối xứng, ta có thể gấp đôi tờ giấy theo trục đối xứng ấy để cắt. Khi đó ta chỉ phải cắt một nửa chữ cái và nhận được chữ cái khi mở giấy ra. 

* Thực hành 2:

HS thực hành cắt chữ E, T và dán sản phẩm hoàn thành vào vở.

* Tranh luận 2:

  1. a) Chữ T
  2. b) Chữ M
  3. c) Chữ E




Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm toán 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay