Nội dung chính Toán 6 Kết nối tri thức bài 22: Hình có tâm đối xứng
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 22: Hình có tâm đối xứng sách Toán 6 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 22: HÌNH CÓ TÂM ĐỐI XỨNG
1. HÌNH CÓ TÂM ĐỐI XỨNG TRONG THỰC TẾ
+ HĐ2: Trong ba hình, hình a và hình c chồng khít với chính nó ở vị trí trước khi quay.
=> Đặc điểm của hình có tâm đối xứng (hình tròn, chong chóng 2 cạnh, chong chóng bốn cạnh như trên):
Mỗi hình có một điểm O, mà khi quay hình đó xung quanh điểm O đúng nửa vòng thì hình thu được “ chồng khít” với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay).
Những hình ảnh như thế được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.
Luyện tập 1:
1) Tâm đối xứng của đoạn thẳng là trung điểm của đoạn thẳng đó.
2) Những chữ cái có tâm đối xứng là: H, N, X.
3) Hình có tâm đối xứng là a); c).
Thực hành 1: HS thực hành gấp cắt dưới sự hướng dẫn của GV như các bước trong SGK và dán sản phẩm vào vở.
- TÂM ĐỐI XỨNG CỦA MỘT SỐ HÌNH PHẲNG
+ HĐ3:
Giao điểm của hai đường chéo là tâm đối xứng của hình bình hànhtròn đó.
+ HĐ4:
Tâm đối xứng của hình vuông là giao điểm của hai đường chéo.
Tâm đối xứng của hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.
Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của hai đường chéo chính.
Tâm đối xứng của hình thoi là giao điểm của hai đường chéo..
* Nhận xét:
- Tâm đối xứng của hình bình hành, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật là giao điểm hai đường chéo.
- Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của các đường chéo chính.
* Luyện tập 2: ( HS tự hoàn thành vở).
* Thực hành 2:
Ứng dụng tính đối xứng trong nghệ thuật cắt giấy:
( HS thực hiện theo hướng dẫn của GV và dán sản phẩm vào vở)
* Thử thách nhỏ:
Lẩy hai điểm xa nhất về hai phía ngược nhau ( ví dụ: bên phải và bên trái), nối chúng lại được một đoạn thẳng, trung điểm đoạn thẳng đó là tâm đối xứng (nếu có) của hình.