Nội dung chính Toán 7 kết nối Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác sách Toán 7 kết nối. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 37. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC VÀ HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC

1.             HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC, HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC.

  • Một số yếu tố cơ bản của hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác.

HĐ1:

Một vài đặc điểm chung:

+ Có các mặt đáy là hình tam giác, hoặc tứ giác.

+ Có các cạnh bên song song với nhau

HĐ2:

Yếu tố tương tự:

+ Mặt bên: đều là hình chữ nhật.

+ Cạnh bên: song song với nhau.

+ Mặt đáy: 2 mặt đáy song song

Nhận xét: Trong hình lăng trụ đứng tam giác (tứ giác).

- Hai mặt đáy song song với nhau.

- Các mặt bên là hình chữ nhật.

- Các cạnh bên song song và bằng nhau.

- Độ dài một cạnh bên gọi là chiều cao của lăng trụ đứng.

 

* Chú ý:

Hình hộp chữ nhật và hình lập phương cũng là các hình lăng trụ đứng tứ giác.

Ví dụ 1: SGK-tr95

 Thực hành:

Cắt và gấp miếng bìa hình lăng trụ đứng tam giác:

Bước 1: Vẽ hình khai triển theo mẫu và cắt theo viền

Bước 2: Gấp theo nét màu cam. Ta được hình lăng trụ

2.  SỰ ĐỒNG QUY CỦA BA ĐƯỜNG CAO TRONG TAM GIÁC

  • Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác:

HĐ3

Mặt bên ABB'A' tương ứng với hình chữ nhật (3)

Mặt bên BCC'B', ACC'A' lần lượt tương ứng với hình chứ nhật (1), (2).

HĐ4

Tổng diện tích các hình chữ nhật (1), (2), (3) = h.( a + b + c )

Chu vi đáy của hình lăng trụ = a + b +c

Tích của chu vi đáy với chiều cao của hình lăng trụ đứng = h.( a + b +c )

Tổng diện tích các hình chữ nhật (1), (2), (3) = tích của chu vi đáy với chiều cao của hình lăng trụ đứng

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác:

Sxq = C.h

Trong đó:

+ Sxq: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ

+ C: Chu vi một đáy của hình lăng trụ.

+ h: Chiều cao của lăng trụ

 

Ví dụ 2: SGK-tr96

 

Luyện tập 1:

Diện tích vải để làm hai mái và trải đáy của lều chính là diện tích xung quanh hình lăng trụ:

(2 + 2 + 2). 5 = 30 (m2)

Vận dụng:

Chu vi mặt đáy của hình lăng trụ là:

3.15 + 30 = 75 (cm)

Diện tích xung quanh khúc gỗ là :

75 .60 = 4500 (cm2 )

Đổi 4500 cm2=0,45 m2

Vậy khi sơn xung quanh, tổng chi phí là :

0,45 x 20,000 = 9000 ( đồng).

 

  • Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

BTT:

  1. a) Thể tích của hình hộp chữ nhật là: V = 4.3.6 = 72 (cm3)
  2. b) Vì hình hộp cắt đi một nửa thì được hình lăng trụ đứng nên dự đoán thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác bằng một nửa thể tích hình hộp chữ nhật ở câu a.
  3. c) Sđáy= 4.3:2 = 6 (cm2)

Sđáy. h = 6.6 = 36 (cm3)

  1. d) Sđáy. h = 36 = . 72 = .Vhình hộp

Vậy Sđáy. h và kết quả dự đoán ở câu b là như nhau.

 

Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác:

V = Sđáy . h

Trong dó:

+ V: Thể tích của hình lăng trụ đứng,

+ Sđáy: Diện tích một đáy của hình lăng trụ đứng.

+ h: Chiều cao của hình lăng trụ đứng.

 

Ví dụ 3: SGK - tr98

Luyện tập 2:

Diện tích một đáy của hình lăng trụ là :

 =  525 (cm2 )

Thể tích của khay là :

525.20 = 10 500 ( cm3)

Thử thách nhỏ:

Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác là:

V1 = = 70 (m3)

Thể tích hình hộp chữ nhật là:

V2 = 10 . 25 . 2 = 500 (m3)

Thể tích của bể bơi là:

V = V1 + V2 = 70 + 500 = 570 (m3)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm toán 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay