Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03
Câu 1: Một dòng điện xoay chiều có cường độ i=42sin100πt (A). Giá trị hiệu dụng của dòng điện là:
A. 2 A
B. 4 A
C. 42 A
D. 8 A
Câu 2: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng trong mạch sẽ:
A. Tăng khi từ thông qua mạch tăng.
B. Tăng khi tốc độ biến thiên từ thông tăng.
C. Giảm khi từ thông qua mạch tăng.
D. Giảm khi số vòng dây trong mạch tăng.
Câu 3: Một dòng điện tròn có bán kính r=10 cm, dòng điện I=5 A. Cảm ứng từ tại tâm vòng dây là:
A. 3,14. 10−5 T
B. 2. 10−6 T
C. 5. 10−5 T
D. 2,5. 10−4 T
Câu 4: Một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện I=5 A. Cảm ứng từ B tại điểm cách dây r=10cm có giá trị:
μ0=4π. 10−7 T.m/A.
A. 10 μT
B. 5 μT
C. 20 μT
D. 100 μT
Câu 5: Chọn câu sai ?
A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.
B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.
C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.
D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường
Câu 6: Cho ống dây AB có dòng điện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm định hướng như hình sau:
Tên các từ cực của ống dây được xác định là:
A. A là cực Bắc, B là cực Nam
B. A là cực Nam, B là cực Bắc
C. Cả A và B là cực Bắc
D. Cả A và B là cực Nam
Câu 7: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay, ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều dòng điện thì chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện
A. theo chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay.
B. ngược với chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay.
C. cùng chiều với ngón tay cái choãi ra.
D. ngược chiều với ngón tay cái choãi ra.
Câu 8: Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều
A. thẳng đứng hướng từ trên xuống.
B. thẳng đứng hướng từ dưới lên.
C. nằm ngang hướng từ trái sang phải.
D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ.
Câu 10: Một đoạn dây dài l đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T hợp với đường cảm ứng từ một góc 300. Dòng điện qua dây có cường độ 0,5A, thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 4.10-2 N. Chiều dài đoạn dây dẫn là:
A. 32 cm.
B. 3,2 cm.
C. 16 cm.
D. 1,6 cm.
Câu 11: Thành phần nằm ngang của từ trường trái đất bằng 3.10-5 T, còn thành phần thẳng đứng rất nhỏ. Một đoạn dây dài 100 m mang dòng điện 1400 A đặt vuông góc với từ trường trái đất thì chịu tác dụng của lực từ:
A. 2,2 N.
B. 3,2 N.
C. 4,2 N.
D. 5,2 N.
Câu 12: Một dây dẫn được uốn gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A, AM = 8 cm mang dòng điện I = 5 A. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 3.10-3 T có véc tơ cảm ứng từ song song với cạnh AN hướng như hình vẽ. Giữ khung cố định, lực từ tác dụng lên cạnh AM của tam giác là:
A. 1,2.10-3 N.
B. 1,5.10-3 N.
C. 2,1.10-3 N.
D. 1,6.10-3 N.
Câu 13: Trên Hình 3.2 , khi thanh nam châm dịch chuyển lại gần ống dây, trong ống dây có dòng điện cảm ứng.
Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.
B. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và đẩy cực bắc của thanh nam châm.
C. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm.
D. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cưrc nam của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.
Câu 14: Một thanh nam châm được thả rơi vào một ống dây thẳng đứng. Giả sử cực bắc của nam châm hướng xuống dưới. Nếu nhìn từ trên xuống ống dây, tại thời điểm nam châm đang rơi đến sát đầu trên của ống dây, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện chạy trong ống theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và nam châm chịu một lực từ hướng lên trên.
B. Dòng điện chạy trong ống theo chiều kim đồng hồ và nam châm chịu một lực từ hướng lên trên.
C. Dòng điện chạy trong ống theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và nam châm chịu một lực từ hướng xuống.
D. Dòng điện chạy trong ống theo chiều kim đồng hồ và nam châm chịu một lực từ hướng xuống.
Câu 15: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng
A. Cơ
B. Nhiệt
C. Điện
D. Từ
Câu 16: ............................................
............................................
............................................