Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 04
Câu 1: Một dòng điện xoay chiều có giá trị cực đại I0=10 A. Giá trị hiệu dụng của dòng điện là:
A. 5 A
B. 7,07 A
C. 10 A
D. 12 A
Câu 2: Trong thí nghiệm Faraday, nếu số vòng dây tăng gấp đôi, suất điện động cảm ứng sẽ:
A. Giảm một nửa.
B. Không đổi.
C. Tăng gấp đôi.
D. Tăng gấp bốn.
Câu 3: Một khung dây gồm N=100 vòng dây, diện tích S=0,1 m2. Từ trường qua khung thay đổi đều từ 0,5 T trong Δt=0,2 s. Suất điện động cảm ứng trong khung là:
A. 25 V
B. 50 V
C. 100 V
D. 200 V
Câu 4: Một đoạn dây dẫn dài l=10 cm mang dòng điện I=5 A đặt song song với từ trường đều B=0,3 T. Lực từ tác dụng lên dây dẫn là:
A. 0 N
B. 0,15 N
C. 0,3 N
D. 0,45 N
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Qua bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
C. Đường sức từ mau hơn ở nơi có từ trường lớn, đường sức thưa hơn ở nơi có từ trường nhỏ hơn.
D. Các đường sức từ là những đường cong kín.
Câu 6: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:
Tên các cực từ của nam châm là
A. A là cực Bắc, B là cực Nam
B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
C. A và B là cực Bắc.
D. A và B là cực Nam
Câu 7: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:
Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?
A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và cảm ứng từ.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây.
B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây.
C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.
A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.
B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.
C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.
D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.
Câu 11: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vector cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3 N. Xác định cảm ứng từ của từ trường ?
A. 0,08 T.
B. 0,06 T.
C. 0,05 T.
D. 0,1 T.
Câu 12: Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều vuông góc với véctơ cảm ứng từ. Dòng điện có cường độ 0,75A qua dây dẫn thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là 3.10-3N. Cảm ứng từ của từ trường có giá trị:
A. 0,8 T.
B. 0,08 T.
C. 0,16 T.
D. 0,016 T.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện là tương tác từ.
B. Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường tại một điểm trong từ trường về mặt tác dụng lực.
C. Xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường.
D. Hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Câu 14: Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4 m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T có chiều hướng ra ngoài mặt phẳng giấy. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4 T trong thời gian 0,25 s thì chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây là
A. theo chiều kim đồng hồ
B. ngược chiều kim đồng hồ
C. không có dòng điện cảm ứng
D. chưa xác định được chiều dòng điện, vì phụ thuộc vào cách chọn chiều véc tơ pháp tuyến của vòng dây
Câu 15: Hãy chọn hành động đúng về an toàn điện trong những hành động dưới đây ?
A. Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp
B. Thả diều gần đường dây điện
C. Không chạm vào dụng cụ sử dụng điện khi tay ướt
D. Tắm mưa gần đường dây điện cao áp
Câu 16: ............................................
............................................
............................................