Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài : Ôn tập học kì I

Giáo án bài : Ôn tập học kì I sách tiếng việt 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tiếng việt 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài : Ôn tập học kì I

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP HỌC KÌ 1

(7 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được chi tiết và nội dung chính, nội dung hàm ẩn của văn bản với những suy luận đơn giản), tìm được ý chính của từng đoạn văn, hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý. Nhận biết được các từ ngữ miêu tả điệu bộ, hành động của nhân vật, nhận biết được trình tự của các sự việc dựa vào hướng dẫn hoặc gợi ý; miêu tả, nhận xét được về hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua hình ảnh, tranh minh hoạ.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng từ, câu, đoạn, bài theo yêu cầu; bước đầu biết đọc diễn cảm các bài văn miêu tả, câu chuyện, bài thơ với ngữ điệu phù hợp; tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng/ phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc chỗ ngắt nhịp thơ.
  • Viết đúng bài chính tả khoảng 65 chữ theo hình thức nghe - viết, tốc độ khoảng 65 chữ/ 15 phút; viết đúng các từ ngữ có tiếng chứa âm/ vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
  • Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, miêu tả đồ vật, nêu tình cảm, cảm xúc về một người thân quen hoặc nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc, biết nêu lí do vì sao mình thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện, viết được một bức thư, phong bì thư, tờ khai in sẵn đơn giản.
  • Biết kể câu chuyện đơn giản dựa vào gợi ý, biết nói theo đề tài (chủ điềm) phù hợp với lứa tuổi.
  • Nói được 2 – 3 câu về tình huống, sự việc do mình tưởng tượng hoặc mơ ước. Biết kết hợp sử dụng điệu bộ, cử chỉ khi nói, tuân thủ quy tắc tôn trọng lượt lời. Chăm chú lắng nghe ý kiến của người khác, biết hỏi lại để hiểu đúng ý người nói.
  • Phân biệt được từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, nhận biết được một số nhóm từ chỉ đặc điểm (chỉ màu sắc, âm thanh, hương vị, hình dáng, kích thước), nhận biết các từ có nghĩa trái ngược nhau. Bước đầu nhận biết câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu và công dụng của kiểu câu.
  1. Phẩm chất

- Có ý thức học tập tích cực.

- Yêu con người, trường lớp, quê hương, đất nước.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc từ tuần 10 đến tuần 18.
  • Tranh minh họa bài tập 5 tiết 4.
  • Tranh minh họa tiết 5.
  • Tranh minh họa bài đọc Buổi sáng quê nộiChúng tớ làm thủ thư.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 – 2

Hoạt động 1: Luyện đọc các bài đã học và nêu cảm nghĩ về nhân vật HS thích

a. Mục tiêu: HS dựa vào tranh, đoán được tên bài học và ghi nhớ nội dung bài học; đọc lại được một trong những bài đọc đã học, ghi nhớ được nội dung bài đọc và nêu được cảm nghĩ về nhân vật mà mình thích.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1, 2. Luyện đọc các bài đã học và nêu cảm nghĩ về nhân vật em thích.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm:

+ Dựa vào tranh minh hoạ đã bị che khuất một vài chi tiết, từng em nói tên bài đọc, cả nhóm nhận xét.

+ Từng em bắt thăm và đọc 1 bài. Đọc xong, nêu cảm nghĩ về nhân vật yêu thích trong bài.

+ Cả nhóm nhận xét và góp ý.

- GV quan sát HS các nhóm, ghi nhận xét/ cho điểm. GV nêu lần lượt đáp án tên bài đọc tương ứng với các tranh theo chiều từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Tia nắng bé nhỏ, Món quà đặc biệt, Để cháu nắm tay ông, Bạn nhỏ trong nhà, Trò chuyện cùng mẹ, Những ngọn hải đăng, Đi tìm mặt trời, Những chiếc áo ấm, Ngôi nhà trong cỏ.

Hoạt động 2: Đọc các câu ca dao, tục ngữ và tìm từ ngữ thuộc một trong hai nhóm

a. Mục tiêu: Phân biệt được từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 3.

- GV mời 2 HS đọc yêu cầu và các câu ca dao của bài tập 3: Đọc các câu ca dao, tục ngữ và tìm từ ngữ thuộc một trong hai nhóm:

a. Từ ngữ chỉ sự vật

b. Từ ngữ chỉ đặc điểm

Chuồn chuồn bay thấp, mưa ngập bờ ao

Chuồn chuồn bay cao, mưa rào lại tạnh.

Lên non mới biết non cao

Xuống biến cắm sào cho biết cạn, sâu.

Dòng sông bên lở, bên bồi

Bên lở thì đục, bên bôi thì trong.

Trăng mờ còn tỏ hơn sao

Dẫu rằng núi lở cũng cao hơn đồi.

- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp:

+ Từng em đọc kĩ các câu ca dao, tìm từ ngữ theo yêu cầu (từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ đặc điểm có trong mỗi câu), ghi ra giấy các từ ngữ các em tìm được.

+ Trao đổi kết quả làm bài theo cặp.

- GV kẻ bảng như trên lên bảng lớp và mời HS lên điền từ ngữ.

- GV khen ngợi, động viên HS có nhiều cố gắng. GV chốt:

Câu

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ đặc điểm

1

chuồn chuồn, bờ ao

thấp, cao

2

non, biển, sào

cao, sầu, cạn

3

dòng sông, bên bồi, bên lở

đục, trong

4

trăng, sao, núi, đồi

mờ, tỏ, lở, cao

Hoạt động 3: Tìm các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong mỗi câu ca dao ở BT 3

a. Mục tiêu: Nhận biết được các từ có đặc điểm trái ngược nhau.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 4.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 4: Tìm các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong các câu ca dao, tục ngữ ở bài tập 3.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tìm từ trái nghĩa trong từng câu ca dao, tục ngữ.

- GV mời 2 HS phát biểu trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

Câu

Cặp từ có nghĩa trái ngược nhau

1

thấp – cao

2

lên – xuống, cạn – sâu

3

lở – bồi, đục – trong

4

mờ – tỏ

Hoạt động 4: Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm thay cho ô vuông

a. Mục tiêu: Nhận biết và điền được đúng từ ngữ chỉ đặc điểm vào câu thích hợp.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 5.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu BT 5, 1 HS đọc các thẻ từ chỉ đặc điểm và 2 HS đọc các câu cần điền từ: Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm thay cho ô vuông.

im ắng, róc rách, cao vút, tự tin, vàng rực

a. Ngọn tháp ¨.

b. Ánh nắng ¨ trên sân trường.

c. Rừng ¨, chỉ có tiếng suối ¨.

d. Lên lớp 3, bạn nào cũng ¨ hơn.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. GV hướng dẫn thêm về cách làm theo phương pháp thử/ loại trừ.

- GV tổ chức cho HS đọc các câu đã hoàn thành trước lớp. Đáp án:

a. Ngọn tháp cao vút.

b. Ánh nắng vàng rực trên sân trường.

c. Rừng im ắng, chỉ có tiếng suối róc rách.

d. Lên lớp 3, bạn nào củng tự tin hơn.

Hoạt động 5: Đặt 1 – 2 câu về cảnh vật nơi em ở, có từ ngữ chỉ đặc điểm

a. Mục tiêu: Đặt được câu có từ ngữ chỉ đặc điểm.

b. Cách thức tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của BT 6: Đặt 1 – 2 câu về cảnh vật nơi em ở, có từ ngữ chỉ đặc điểm.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. GV quan sát, hỗ trợ HS.

- Sau khi HS làm xong, GV yêu cầu HS chia sẻ bài trong nhóm, cả nhóm góp ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 HS BT 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS lên điền từ ngữ, cả lớp đối chiếu, nhận xét.

- HS chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu cảu BT 4, cả lớp đọc thầm theo.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- 2 HS phát biểu trước lớp.

- HS lắng nghe, chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Một số HS đọc BT 5, cả lớp theo dõi.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS đọc các câu đã hoàn thành trước lớp và chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS tự đặt câu.

 

- HS chia sẻ bài trong nhóm để hoàn thiện câu.

TIẾT 3 – 4

Hoạt động 1: Đọc các khổ thơ và nêu tên bài thơ chứa khổ thơ đó

a. Mục tiêu: Nhận biết và khắc sâu nội dung, kiến thức về các bài đọc đã học.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1.

- GV mời 3 HS đọc yêu cầu HS và các khổ thơ của BT 1: Đọc các khổ thơ và nêu tên bài thơ chứa khổ thơ đó.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm:

+ Từng em đọc khổ thơ, nói tên bài thơ, đọc đoạn thơ mình thuộc trong một bài đã học.

+ Cả nhóm nhận xét và góp ý.

- GV quan sát HS các nhóm, ghi nhận xét/ cho điểm.

- GV chốt đáp án: (a) Về thăm quê;(b) Bàn tay cô giáo; (c) Ngày em vào đội; (d) Tôi yêu em tôi; (e) Đi học vui sao; (g) Ngưỡng cửa; (h) Khi cả nhà bé tí; (i) Con đường của bé.

Hoạt động 2: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc có trong mỗi khổ thơ trên

a. Mục tiêu: Nhận biết từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 2.

- GV nêu yêu cầu của BT 2: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc trong các khổ thơ ở bài tập 1.

- GV yêu cầu HS:

+ Làm việc cá nhân: Thực hiện yêu cầu BT 2 có thể viết các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc tìm được ra giấy nháp hoặc vở ô li.

+ Làm việc theo cặp:

§  Từng em nêu những từ ngữ mình đã tìm.

§  Cả nhóm góp ý.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày bài trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: thích nhất, mừng ghê, xinh quá, yêu em tôi, vui, thích, náo nức, say mê, say sưa, chẳng bao giờ cách xa.

Hoạt động 3: Đọc đoạn thơ đã thuộc trong một bài đã học

a. Mục tiêu: HS đọc được đoạn thơ đã thuộc trong một bài đã học.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 3.

- GV nêu yêu cầu của BT 3: Đọc đoạn thơ em thuộc trong một bài đã học.

 

- GV mời 3 HS đọc khổ thơ mình thuộc trước lớp.

 

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Hoạt động 4: Xác định kiểu câu

a. Mục tiêu: Bước đầu nhận biết câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 4.

- GV mời 3 HS đọc yêu cầu và bài văn của BT 4: Mỗi câu trong truyện vui dưới đây thuộc kiểu câu nào?

Chuẩn bị bài

Mẹ: - (1)Trời ! (2)Sao con đi ngủ sớm thế? (3)Dậy chuẩn bị bài ngày mai đi!

Con: - (4)Con đang chuẩn bị bài. (5)Xin mẹ nói nhỏ một chút! (6)Thầy giáo ra đề bài cho chúng con là "Kể lại một giấc mơ của em.". (7)Con ngủ sớm xem mơ thấy gì để ngày mai còn kể.

Mẹ: - (8)Ôi trời đất ơi!

(Phỏng theo Phư-di-cô Phư-di-ô)

- GV hướng dẫn chung cả lớp:

+ Làm việc cá nhân, đọc kĩ truyện vui. Xác định mỗi câu trong truyện thuộc kiểu câu nào (trong 4 kiểu câu đã học).

+ Làm việc nhóm: Nhóm trưởng nêu từng câu, cá nhân báo cáo kết quả xác định kiểu câu của mình, cả nhóm nhận xét và thống nhất đáp án.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.

 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: câu cảm: 1, 8; câu kể: 4, 6, 7; câu hỏi: 2; câu khiến: 3, 5.

Hoạt động 5: Đặt câu

a. Mục tiêu: Dựa vào tranh, đặt được các kiểu câu: câu hỏi, câu cảm, câu kể, câu khiến.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 5. Đặt câu.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 5: Dựa vào các tranh dưới đây để đặt câu.

a. Một câu hỏi

b. Một câu cảm

c. Một câu kể

d. Một câu khiến

- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập 5:

+ Làm việc cá nhân: Quan sát tranh, đoán sự việc trong tranh. Đặt 4 câu theo yêu cầu.

+ Làm việc nhóm: Lần lượt từng em đọc 4 câu đã đặt trước nhóm, cả nhóm góp ý, hoặc tất cả đọc câu đã đặt thuộc một kiểu câu, sau đó mới chuyển sang kiểu câu khác.

- GV mời một số HS đọc câu đã đặt trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý (nội dung có gắn với tranh minh hoạ không? Có đúng 4 kiểu câu không?)

- GV nhận xét, chốt một số đáp án. VD:

+ Bạn nhỏ ngủ dậy muộn./ Bạn nhỏ ngủ dậy muộn phải không?/ Bạn ngủ dậy muộn quá!/ Bạn đi học đi kẻo muộn!

+ Bạn nhỏ để đổ dùng học tập bừa bộn./ Cái bút ở đâu nhỉ?/ Bạn thật là cẩu thả!/ Bạn nhanh tay lên không muộn học!

+ Bạn nhỏ đang xếp đổ dùng học tập vào cặp sách./ Liệu bạn có bị muộn học hay không?/ Bạn ấy chậm chạp quá!/ Bạn nhanh tay lên!

+ Bạn nhỏ đi đến trường học./ Bạn bị muộn học phải không?/ Ôi, chạy mệt quá!/ Bác bảo vệ chờ cháu với ạ!

Hoạt động 6: Nói tiếp để hoàn thành các câu rồi chép vào vở

a. Mục tiêu: Hoàn thành được các câu.

b. Cách thức tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của câu hỏi 6: Nói tiếp để hoàn thành các câu rồi chép vào vở.

a. Phòng của bạn nhỏ vương vãi đủ thứ: (...), (...),

b. Bạn đến trường muộn vì phải đi tìm (...), (...),

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm:

+ Đọc yêu cầu bài tập 6, quan sát lại 4 tranh ở bài tập 5.

+ Từng em nói tiếp để hoàn thành 2 câu đã cho (có thể bổ sung thông tin khác nhau vào các ô vuông).

+ Cả nhóm góp ý, viết câu đã thống nhất trong nhóm vào vở ô li hoặc vở bài tập.

- GV tổ chức chữa bài:

a. Phòng của bạn nhỏ vương vãi đủ thứ: sách vở, thước kẻ, bút mực,...

b. Bạn đến trường muộn vì phải đi tìm sách vở, bút, thước,...

- GV lưu ý HS cách đặt dấu phẩy tách các sự vật được nêu, nhận xét chung kết quả làm bài của cả lớp.

 

 

 

 

 

 

- 3 HS đọc BT 1 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- 2 – 3 HS trình bày bài trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, luyện đọc theo cặp.

- 3 HS đọc khổ thơ mình thuộc trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- 3 HS đọc yêu cầu và bài văn của BT 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe, chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu của BT 5, cả lớp đọc thầm theo.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- Một số HS đọc câu đã đặt trước lớp. Cả lớp nhận xét, góp ý.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe, làm việc.

 

 

- HS chữa bài vào vở.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, lưu ý.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 1: Ngày gặp lại
Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài : Ôn tập học kì I

GIÁO ÁN WORD NHỮNG MÀU SẮC THIÊN NHIÊN

 
 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay