Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 11: lời giải toán đặc biệt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: lời giải toán đặc biệt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 11: lời giải toán đặc biệt
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 11: lời giải toán đặc biệt
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 11: lời giải toán đặc biệt
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 11: lời giải toán đặc biệt
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 11: lời giải toán đặc biệt
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 11: lời giải toán đặc biệt
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 11: lời giải toán đặc biệt
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 11: lời giải toán đặc biệt

TUẦN 6

BÀI 11: LỜI GIẢI TOÁN ĐẶC BIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Bài đọc “Lời giải toán đặc biệt” được lấy ra từ cuốn sách nào?

A. Kể chuyện danh nhân Việt Nam

B. Kể chuyện danh nhân thế giới

C. Những câu chyện đặc biệt về các nhà văn nổi tiếng thế giới

D. Những câu chyện đặc biệt về các nhà văn Việt Nam

Câu 2: Theo đoạn đầu bài đọc, Vích-to Huy-gô đã bộc lộ năng khiếu gì từ rất sớm?

A. Thơ ca

B. Văn học

C. Tiếng Anh

D. Toán học

Câu 3: Khi còn ở tiểu học, Vích-to Huy-gô là một học sinh thế nào?

A. Lười học, dốt nát, học kém mọi môn.

B. Học lực trung bình, vừa học vừa chơi.

C. Thông minh, có năng khiếu làm nhà Toán học.

D. Chăm học, thông minh, giỏi đều các môn.

Câu 4: Câu nào nói đúng tình trạng ban đầu của lớp kiểm tra Toán cuối năm?

A. Chỉ có một mình Huy-gô là hăng say làm bài tập, còn các bạn khác đều ngồi cắn bút vì đề quá khó.

B. Tất cả học sinh dự thi đều làm bài hăng say ngay từ đầu.

C. Các bạn cùng thi đều mải miết làm bài, trong khi đó Huy-gô lại ngồi cắn bút.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu là tình trạng của lớp kiểm tra Toán cuối năm khi chỉ còn 20 phút nữa là hết giờ?

A. Các bạn cùng thi đã có người làm bài xong, trong khi đó, Huy-gô vẫn ngồi cắn bút.

B. Các bạn cùng thi vẫn mải miết làm bài, còn Huy-gô thì lúc này mới bắt đầu làm.

C. Các bạn cùng thi đã làm xong hết nhưng Huy-gô vẫn chưa làm được gì.

D. Các bạn cùng thi đã làm xong hết nên Huy-gô lúc này ngồi chép lại bài làm của các bạn đó nhân lúc thầy giáo ra ngoài.

Câu 6: Huy-gô chỉ bắt đầu làm bài khi còn bao nhiêu thời gian?

A. 20 phút

B. 15 phút

C. 5 phút

D. 2 phút.

Câu 7: Huy-gô viết xong đáp số và mang bài lên nộp khi nào?

A. Khi còn 5 phút.

B. Khi quá 5 phút.

C. Khi thầy giáo hét vào mặt.

D. Vừa đúng lúc hết giờ.

Câu 8: Sau này, Vích-to Huy-gô đã trở thành một nhân vật như thế nào?

A. Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng thế giới.

B. Nhà toán học siêu phàm.

C. Nhà thơ toán.

D. Một thầy giáo dạy toán bằng thơ nổi tiếng khắp năm châu.

Câu 9: Sự vật nào sau đây bắt đầu bằng “d”?

A. 

B. 

C. 

D, 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Lúc đầu trong giờ kiểm tra Toán, vì sao thầy giáo thấy sốt ruột thay cho Vích-to Huy-gô?

A. Vì Huy-gô chỉ ngồi cắn bút mà không làm bài như các bạn cùng thi.

B. Vì thầy giáo liếc qua bài của Huy-gô thì thấy Huy-gô toàn làm sai.

C. Vì Huy-gô là con thầy mà đề bài kiểm tra thì quá khó.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Chú ý chi tiết như: các bạn khác làm bài mải miết từ đầu giờ; có người đã làm xong khi còn hai mươi phút. Các chi tiết này có thể gợi ra điều gì?

A. Các bạn đều được thầy giáo cho coi chép lẫn nhau.

B. Đề bài có vẻ không khó lắm.

C. Phòng thi rất thú vị.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Khi thấy Huy-gô vẫn ngồi cắn bút trong khi thời gian làm bài chỉ còn 20 phút, thầy giáo đã có hành động gì?

A. Thúc giục Huy-gô làm bài đi.

B. Lại giơ đồng hồ ra xem và nhìn Huy-gô.

C. Thông báo thời gian còn lại là không nhiều để nhắc nhở Huy-gô.

D. Buồn rầu.

Câu 4: Câu nào dưới đây không đúng về thầy giáo khi thấy Huy-gô bắt đầu làm bài?

A. Thầy giáo thở phào.

B. Thầy giáo tự hỏi “Nhưng liệu có kịp không nhỉ?”.

C. Thầy giáo lo lắng thay cho Huy-gô.

D. Thầy đắc trí nghĩ thầm “Giờ mới làm bài, để xem cậu sẽ được bao nhiêu điểm?”.

Câu 5: Vì sao thầy giáo lại reo lên khi xem bài của Vích-to Huy-gô?

A. Vì Huy-gô nộp bài đúng giờ.

B. Vì Huy-gô làm đúng đáp số.

C. Vì lời giải toán được Huy-gô viết bằng thơ.

D. Vì Huy-gô viết chữ đẹp.

Câu 6: Hành/hoạt động nào sau đây không bắt đầu bằng “gi”?

A. 

B. 

C. 

D.  

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu “À, ra thế!” của thầy giáo có nghĩa là gì?

A. Thầy giáo lúc này mới biết đáp án của câu khó trong đề thi mà lúc coi thi thầy không giải nổi.

B. Thầy chỉ cách để đi ra khỏi phòng thi cho các bạn thí sinh sau khi hoàn thành sau bài.

C. Thầy hiểu ra là cái khoảng thời gian lúc đầu Huy-gô ngồi cắn bút mà không làm bài là do Huy-gô suy nghĩ để biến bài giải bình thường thành một bài thơ.

D. Cả A và C.

Câu 2: Bài học ta có rút ra được từ bài đọc này là gì?

A. Phải làm thơ thay cho lời giải bình thường thì mới là giỏi.

B. Chúng ta cần phải học tốt cả thơ văn và toán học.

C. Chúng ta chỉ nên bắt đầu làm bài thi khi còn 15 phút.

D. Không rút ra được bài học gì cả, đây chỉ là một câu chuyện nhỏ để độc giả biết về tài năng của Vích-to Huy-gô.

Câu 3: Bài đọc đã thể hiện rõ một cấu trúc thường thấy ở những câu chuyện nhỏ nói về ai đó. Em hãy chỉ ra cấu trúc đó.

A. Giới thiệu về nhân vật muốn kể (đặc biệt là tài năng, đặc điểm của người đó), kể một câu chuyện minh chứng điều đó, kết bằng thành tựu người đó đạt được sau này.

B. Kể một câu chuyện chứng minh ai đó giỏi bắt đầu bằng “một lần” và kết thúc bằng “sau này”.

C. Giới thiệu về người muốn kể, sau đó kể một câu chuyện li kì hấp dẫn để kích thích bạn đọc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Tiếng nào có thể kết hợp với “giao”?

A. Chiến, dịch, lưu

B. Hữu, hảo, hán

C. Hàng, tâm, thần

D. Tất, bật, chuyển

Câu 5: Tiếng nào sau đây không thể kết hợp với “rao”?

A. giảng

B. bán

C. vặt

D. điện

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chú ý vào đoạn truyện gần cuối “Huy-gô mải miết … ra thế!”, kết hợp với phân tích cả bài đọc, em thấy có điểm gì là chưa đúng ở đây và thực chất thì nó phải thế nào?

A. Lúc này Huy-gô không phải chỉ là mải miết làm bài được mà phải là làm tít mù.

B. Việc Huy-gô làm xong bài vừa đúng lúc hết giờ không phải là may mà thực ra ông đã tính sẵn được đó từ lúc đọc đề rồi.

C. Huy-gô không thể làm xong bài thi cuối kì chỉ trong 15 phút được, ít nhất cũng phải 30 phút.

D. Không có điểm gì là chưa đúng cả.

Câu 2: Liên hệ những kiến thức em đã học và thực tế, tại sao Vích-to Huy-gô lại phải mất nhiều thời gian để nghĩ ra lời giải bằng thơ?

A. Vì ông muốn làm một bài thơ thật hay.

B. Vì ông muốn bài thơ của ông phải có đầy đủ những thông tin trong lời giải bình thường mà lại còn phải hợp ý với người chấm thi.

C. Vì lời giải ở dạng văn xuôi mà để chuyển từ văn xuôi thành thơ thì không phải chuyện nhanh chóng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay