Phiếu học tập Hoá học 10 kết nối Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
Dưới đây là phiếu học tập Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals môn Hoá học 10 sách Kết nối tri thức. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.
Xem: => Giáo án hóa học 10 kết nối tri thức (bản word)
Họ và tên: …………………………… Lớp: …………………….
PHIẾU HỌC TẬP 1
BÀI 13. LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VANDER WAALS
1. So sánh nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các chất F2, Cl2, Br2, I2.
A. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy. F2 > Cl2 > Br2 > I2.
B. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy. F2 < Cl2
C. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy. F2 > Br2 > I2 > Cl2.
D. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy. F2 < Br2.
2. Hãy giải thích lí do khác nhau về nhiệt độ sôi của các cặp chất có cùng số electron sau đây: CH3 – CH3 (184,5 K) và CH3 – F (194,7 K).
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Ở điều kiện thường, các khí hiếm tồn tại ở dạng khí đơn nguyên tử. Hãy giải thích sự biến đổi nhiệt độ sôi của các khí hiếm từ He tới Rn theo số liệu trong bảng sau:
Khí hiếm | He | Ne | Ar | Kr | Xn | Rn |
Số hiệu nguyên tử | 2 | 10 | 18 | 36 | 54 | 86 |
Nhiệt độ sôi (°C) | -269 | -246 | -186 | -152 | -108 | -62 |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Thiết bị chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) sử dụng nitrogen lỏng để làm mát nam châm siêu dẫn. Nitrogen lỏng sôi ở - 195,8oC. Dự đoán nhiệt độ sôi của oxygen lỏng sẽ cao hay thấp hơn so với nitrogen lỏng? Giải thích.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Họ và tên: ………………………… Lớp: …………………….
PHIẾU HỌC TẬP 2
BÀI 13. LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VANDER WAALS
1. Trong hai chất ammonia (NH3) và phosphine (PH3), theo em chất nào có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn? Giải thích.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Trong dung dịch, acetic acid có thể tồn tại dạng dimer (hai phân tử kết hợp) do sự hình thành liên kết hydrogen giữa hai phân tử. Hãy vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa hai phân tử acetic acid hình thành dimer.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Nhiệt độ sôi của ba hợp chất được cho trong bảng sau:
Hợp chất | Khối lượng phân tử (g mol-1) | Nhiệt độ sôi (t°C) |
2 - hexanone | 100,16 | 128,0 |
heptane | 100,20 | 98,0 |
1 - hexanol | 102,17 | 156,0 |
Không cần tra cứu cấu trúc, em hãy trả lời các câu hỏi sau về ba hợp chất này:
a) Hợp chất nào có thể hình thành liên kết hydrogen?
b) Hợp chất nào phân cực nhưng không hình thành liên kết hydrogen?
c) Hợp chất nào ít phân cực, không hình thành liên kết hydrogen?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
=> Giáo án hóa học 10 kết nối bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác vander waals (3 tiết)