Phiếu học tập Toán 10 chân trời Bài 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu
Dưới đây là phiếu học tập Bài 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu môn Toán 10 sách Chân trời sáng tạo. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.
Xem: => Giáo án toán 10 chân trời sáng tạo (bản word)
PHIẾU HỌC TẬP 1
BÀI 3. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM CỦA MẪU SỐ LIỆU
Bài 1. Mốt của mẫu số liệu là ?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 2. Thời gian chạy 100m của 20 học sinh được ghi lại trong bảng dưới đây:
Thời gian (giây) | 16,6 | 16,8 | 17,0 | 17,2 | 17,5 |
Số học sinh | 2 | 3 | 8 | 6 | 1 |
Thời gian chạy trung bình của 20 học sinh là ?.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 3. Cho bảng số liệu thống kê điểm kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán của 40 học sinh như sau:
Điểm | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Số học sinh | 2 | 3 | 7 | 18 | 3 | 2 | 4 | 1 | n = 40 |
Số trung vị Me và mốt Mo của bảng số liệu trên lần lượt là?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 4. Trong học kỳ I, bạn An đạt được điểm môn Toán như sau:
Điểm hệ số 1: 8; 9; 7; 9; 9.
Điểm hệ số 2: 6; 8; 7; 8.
Điểm hệ số 3: 9.
Điểm số trung bình môn Toán của bạn An gần đúng với giá trị nào nhất trong các giá trị sau?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 5. Điểm kiểm tra môn Anh của 24 học sinh được ghi lại trong bảng sau:
7 | 2 | 3 | 5 | 8 | 2 |
5 | 8 | 9 | 4 | 8 | 6 |
1 | 6 | 3 | 9 | 6 | 7 |
6 | 7 | 6 | 2 | 3 | 9 |
Tìm mốt của bảng số liệu trên.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP 2
Bài 1. Có 100 học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi Toán (thang điểm 20). Kết quả sau kì thi được thống kê như sau:
Điểm | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
Tần số tương đối | 0,01 | 0,01 | 0,03 | 0,05 | 0,08 | 0,13 | 0,19 | 0,24 | 0,14 | 0,10 | 0,02 |
Tìm số điểm trung bình của 100 học sinh tham dự kì thi.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 2. Điều tra tiền lương (đơn vị: nghìn đồng) hàng tháng của 30 công nhân của một xưởng may, người ta thu được bảng sau:
Tiền lương | 300 | 500 | 700 | 800 | 900 | 1000 | |
Số công nhân | 1 | 2 | 3 | 2 | 3 | 4 | n = 15 |
Tứ phân vị thứ nhất và tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu trên lần lượt là?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 3. Tiền thưởng (đơn vị: triệu đồng) cho 43 cán bộ và nhân viên trong công ty X được thống kê lại như sau:
Tiền thưởng | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
Tần số | 5 | 15 | 10 | 6 | 7 | n = 43 |
So sánh giá trị của các tứ phân vị Q1, Q2, Q3.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 4. Tốc độ phát triển của một loại virus trong 10 ngày với các điều kiện khác nhau (đơn vị: nghìn con) được thống kê lại như sau:
20 | 100 | 30 | 980 | 440 | 20 | 20 | 150 | 60 | 270 |
Trong trường hợp này, ta nên chọn số nào dưới đây làm giá trị đại diện là tốt nhất? Tính giá trị đại diện đó.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
=> Giáo án toán 10 chân trời bài 3. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu (2 tiết)