Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 cánh diều Bài 1: Bài hát Tuổi mười lăm; Một số thể loại nhạc đàn; Sơ lược về quãng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Hát: Bài hát Tuổi mười lăm; Thường thức âm nhạc: Một số thể loại nhạc đàn; Lí thuyết âm nhạc: Sơ lược về quãng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án âm nhạc 9 cánh diều

BÀI 1:

- HÁT: BÀI HÁT TUỔI MƯỜI LĂM

-  THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN

-  LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG;

CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ GỌI TÊN QUÃNG

(31 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Bài hát Tuổi mười lăm do ai sáng tác?

A. Trương Quang Lục.

B. Hàn Ngọc Bích.

C. Phạm Tuyên.

D. Phong Nhã.

Câu 2: Tuổi mười lăm là bài hát có giai điệu:

A. Nhẹ nhàng, sâu lắng.

B. Du dương, tha thiết.

C. Nhanh, dồn dập.

D. Tươi vui, trong sáng, rộn ràng.

Câu 3: Bài hát Tuổi mười lăm có nội dung gì?

  1. Niềm lạc quan, tình yêu cuộc sống của tuổi thiếu niên với những ước mơ về một tương lai tươi đẹp.
  2. Sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của lứa tuổi mười lăm – lứa tuổi trăng tròn với biết bao ước mơ, hoài bão.
  3. Hình ảnh chiếc áo dài trắng - cô nữ sinh dịu dàng, tươi vui, trong tay với tập vở đến trường.
  4. Thông điệp về hòa bình, tình yêu thương con người và ước vọng của toàn nhân loại tới một cuộc sống tươi đẹp, bình yên cho hôm nay và muôn đời sau.

Câu 4: Nhạc sĩ Trương Quang Lục quê ở đâu?

A. Quảng Bình.

B. An Giang.

C. Quảng Ngãi.

D. Nghệ An.

Câu 5: Câu đầu tiên của bài hát Tuổi mười lăm là:

  1. Em từ giã ngày tuổi thơ, xao xuyến rộn trong lòng bao ước mơ.
  2. Ôi đẹp lắm, tuổi mười lăm có bao giờ đẹp hơn thế chăng?
  3. Ôi đẹp lắm, tuổi mười lăm, tròn hạnh phúc đẹp như trăng rằm, tròn hạnh phúc đẹp như trăng rằm.
  4. Em bước vào tuổi mười lăm, bao mới lạ đến dần theo tháng năm.

Câu 6: Tuổi mười lăm được viết ở nhịp nào?

A. 6/8.

B. 3/4.

C. 4/4.

D. 2/4.

Câu 7: Câu hát kết thúc bài Tuổi mười lăm là:

  1. Bao ước vọng và mộng mơ, nhẹ nhàng như vần điệu những dòng thơ, dịu dàng như lời mẹ hát ầu ơ.
  2. Ôi đẹp lắm, tuổi mười lăm, tròn hạnh phúc đẹp như trăng rằm, tròn hạnh phúc đẹp như trăng rằm.
  3. Ôi đẹp lắm, tuổi mười lăm có bao giờ đẹp hơn thế chăng?
  4. Em từ giã ngày tuổi thơ, xao xuyến rộn trong lòng bao ước mơ.

Câu 8: Bài hát Tuổi mười lăm được viết ở giọng:

A. Fa trưởng.

B. Rê thứ.

C. Đô trưởng.

D. Rê thứ.

Câu 9: Các kí hiệu có trong bài hát Tuổi mười lăm là:

  1. Dấu luyến, dấu lặng.
  2. Dấu hoá cố định.
  3. Dấu nối, dấu luyến, dấu lặng, dấu hoá cố định.
  4. Dấu lặng, dấu hoá cố định.

Câu 10: Nhạc sĩ Trương Quang Lục sáng tác hơn 450 ca khúc, trong đó có hơn 300 ca khúc viết về:

A. Thiếu nhi.

B. Bộ đội cụ Hồ.

C. Người mẹ.

D. Trẻ em vùng cao.

Câu 11: Đoạn 1 bài hát Tuổi mười lăm có mấy nhịp?

A. 8.

B. 9.

C. 10.

D. 11.

Câu 12: Đoạn 2 bài hát Tuổi mười lăm có mấy nhịp?

A. 11.

B. 10.

C. 9.

D. 8.

Câu 13: Ca từ được hát luyến trong bài Tuổi mười lăm là:

A. Đẹp, lắm, trăng rằm.

B. Mở rộng, có bao giờ.

C. Ước vọng, hồng tươi.

D. Bước, mới, ước, có, bao.

Câu 14: Bài ca không lời là:

  1. Những tác phẩm độc lập, mỗi khúc luyện tập (Étude) nhằm giải quyết một yêu câu nào đó về kĩ thuật cho người học nhạc cụ.
  2. Những tác phẩm khí nhạc nhỏ, giai điệu có tính chất du dương như hát, thường viết cho đàn violin, piano, violoncello.
  3. Thể loại âm nhạc gắn liền với loại nhịp gồm 3 phách, có nguồn gốc từ sinh hoạt múa hát dân gian.
  4. Tên gọi của loại tác phẩm một chương, có đặc điểm ca xướng trữ tình, thể hiện ước mơ, gợi sự yên tĩnh, hình tượng về đêm.

Câu 15: Van-xơ có đặc điểm gì?

  1. Phù hợp với đông đảo thính giả, biểu diễn trong phòng hòa nhạc nhỏ có tính gia đình.
  2. Thường viết ở nhịp độ vừa phải hoặc chậm rãi.
  3. Mang tính chất sư phạm, cũng có thể là tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao dùng để biểu diễn trong buổi hòa nhạc.
  4. Thể hiện trạng thái tình cảm đa dạng, phong phú của con người.

Câu 16: Đâu là một tác phẩm tiêu biểu ở thể loại Dạ khúc?

A. Waltz Favorite (Mozart).

B. Nocturne in Eb Major (F.Chopin).

C. Bài ca mùa xuân (F. Meldenssonhn).

D. Étude số 3 – Tiếng chuông (F.Líszt).

Câu 17: Quãng là:

  1. Sự kết hợp cao độ của 2 âm thanh.
  2. Khoảng cách tần số giữa hai nốt nhạc.
  3. Đơn vị đếm cao độ ở mức nhỏ nhất trong âm nhạc.
  4. Thước đo chuẩn cho âm thanh.

Câu 18: Tạo thành khi 2 âm thanh vang lên cùng một lúc là:

A. Âm ngọn.

B. Quãng hòa thanh.

C. Quãng giai điệu.

D. Âm gốc.

Câu 19: Âm ngọn là:

=> Giáo án điện tử Âm nhạc 9 cánh diều Bài 1 Tiết 1: Hát bài Tuổi mười lăm, Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Âm nhạc 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay