Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 cánh diều Bài 11: Bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín; Cồng chiêng và đàn đá; Sơ lược về hợp âm
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Hát: Bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín; Thường thức âm nhạc: Cồng chiêng và đàn đá; Lí thuyết âm nhạc: Sơ lược về hợp âm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
BÀI 11:
- HÁT: BÀI HÁT TIẾNG CỒNG CHIÊNG GỌI MÙA LÚA CHÍN
- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: CỒNG CHIÊNG VÀ ĐÀN ĐÁ
- LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: SƠ LƯỢC VỀ HỢP ÂM
(33 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
Câu 1: Bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín do ai sáng tác?
A. Đỗ Thanh Hiên. |
B. Hoàng Lân. |
C. Phạm Tuyên. |
D. Trịnh Công Sơn. |
Câu 2: Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín là bài hát có giai điệu:
A. Nhẹ nhàng, sâu lắng. |
B. Du dương, tha thiết. |
C. Nhanh, dồn dập. |
D. Tươi vui, rộn ràng. |
Câu 3: Bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín có nội dung gì?
- Niềm vui của người dân Tây Nguyên khi có một vụ màu bội thu.
- Không khí hân hoan, náo nức ở các buôn làng khi mừng đón mùa lúa mới.
- Hình ảnh người dân mở hội ăn mừng khi mùa gặt bội thu.
- Lời cảm ơn của người dân đến thần linh đem đến cho một mùa màng bội thu.
Câu 4: Bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín có hình thức mấy đoạn?
A. 4 |
B. 3 |
C. 1 |
D. 2 |
Câu 5: Câu đầu tiên của bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín là:
- Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín.
- Tiếng cồng chiêng âm vang núi rừng.
- Tiếng cồng chiêng ngân vang buôn làng.
- Binh bùng binh.
Câu 6: Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín được viết ở nhịp nào?
A. 6/8. |
B. 3/4. |
C. 2/4. |
D. 4/4. |
Câu 7: Câu hát kết thúc bài Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín là:
- Rộn ràng tiếng hát ca mừng lúa về.
- Cùng hòa theo tiếng chiêng tiếng cồng.
- Đàn chim trắng đua nhau chao liệng.
- Rộn ràng tiếng lúa như reo cười.
Câu 8: Bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín có tính chất:
A. rộn ràng. |
B. trầm lắng. |
C. xao xuyến. |
D. vui tươi. |
Câu 9: Các kí hiệu có trong bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín là:
- Dấu luyến, dấu lặng, dấu nhắc lại.
- Dấu hoá cố định, dấu lặng.
- Dấu giáng, lặng và nhắc lại.
- Dấu lặng, dấu hoá cố định, dấu giáng.
Câu 10: Bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín mang âm hưởng dân ca:
A. Tây Nguyên. |
B. Khơ-me. |
C. Ê-đê. |
D. Ba-na. |
Câu 11: Cồng chiêng là loại nhạc cụ phổ biến ở khu vực:
A. Đông Bắc. |
B. Tây Bắc. |
C. Tây Nguyên. |
D. Nam Bộ. |
Câu 12: Cồng chiêng được làm từ vật liệu gì?
A. đồng thau. |
B. sắt. |
C. thép. |
D. hợp kim. |
Câu 13: Cồng chiêng có hình:
A. lục giác. |
B. vuông. |
C. tam giác. |
D. tròn. |
Câu 14: Cồng chiêng càng lớn thì có âm thanh càng:
- cao.
- trầm.
- vang.
- lảnh.
Câu 15: Cồng chiêng càng nhỏ thì có âm thanh càng:
- vang.
- trầm.
- cao.
- lảnh.
Câu 16: Cồng chiêng gắn liền với đời sống.......của người dân Tây Nguyên:
A. kinh tế xã hội. |
B. văn hóa xã hội. |
C. văn hóa sinh hoạt. |
D. kinh tế văn hóa. |
Câu 17: Đàn đá được làm từ vật liệu nào?
- Thanh đá.
- Tảng đá.
- Viên đá.
- Hòn đá.
Câu 18: Các thanh đá của đàn đá được sắp xếp:
A. thành nhóm tùy vào âm thanh. |
B. thành hàng theo thứ tự độ cao. |
C. thành bộ theo thứ tự kích thước. |
D. thành khối có cùng độ cao. |
Câu 19: Người ta dùng gì để gõ vào các thanh đá?
A. tay. |
B. búa cao su. |
C. dùi quấn vải. |
D. búa gỗ. |
Câu 20: Hợp âm là:
- sự kết hợp cùng một lúc 3 âm thanh hoặc nhiều hơn được sắp xếp theo quy luật nhất định.
- sự kết hợp cùng một lúc 2 âm thanh hoặc nhiều hơn được sắp xếp theo quy luật nhất định.
- sự vang lên liên tiếp 2 âm thanh hoặc nhiều hơn được sắp xếp theo quy luật nhất định
- sự vang lên liên tiếp 3 âm thanh hoặc nhiều hơn được sắp xếp theo quy luật nhất định.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cồng chiêng?