Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 cánh diều Bài 7: Bài hát Dòng sông quê hương; Tác phẩm Tháng Sáu: Khúc hát người chèo thuyền; Nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Hát: Bài hát Dòng sông quê hương; Nghe nhạc: Tác phẩm Tháng Sáu: Khúc hát người chèo thuyền; Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7:

- HÁT: DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG

-  NGHE NHẠC: TÁC PHẨM THÁNG SÁU:

KHÚC HÁT NGƯỜI CHÈO THUYỀN

-  THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ PYOTR ILYICH TCHAIKOVSKY

(31 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Bài hát Dòng sông quê hương do ai đặt lời Việt?

  1. Đỗ Thanh Hiên.
  2. Hàn Ngọc Bích và Đỗ Thanh Hiên.
  3. Phạm Tuyên và Phong Nhã.
  4. Phong Nhã.

Câu 2: Dòng sông quê hương viết trên giai điệu của bản:

A. Old Poland Song.

B. Old England Song.

C. Old American Song.

D. Old French Song.

Câu 3: Bài hát Dòng sông quê hương có nội dung gì?

  1. Hình ảnh yên bình của thành phố bên dòng chảy hiền hòa của dòng sông.
  2. Hình ảnh con sông quê hương rất đỗi thân thương, hiền hòa, thơ mộng.
  3. Hình ảnh con sông mang biểu tượng của thành phố hòa bình, hạnh phúc.
  4. Hình ảnh con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của đất nước.

Câu 4: Dòng sông quê hương viết trên nền nhạc dành cho nhạc cụ nào?

A. Violin.

B. Sáo.

C. Piano.

D. Kèn Cor.

Câu 5: Câu đầu tiên của bài hát Dòng sông quê hương là:

  1. Dập dờn những cánh buồm nâu, sóng khẽ ru êm êm hiền hòa.
  2. Dòng sông quê hương yêu dấu, êm đềm trôi mãi về đâu?
  3. Con thuyền lướt sóng về đây, khúc hát ai trên sông chiều nay.
  4. Dòng sông quê hương trong mát, đôi bờ xanh ngát hàng cây.

Câu 6:  Dòng sông quê hương được viết ở nhịp nào?

A. 6/8.

B. 3/4.

C. 2/4.

D. 4/4.

Câu 7: Câu hát kết thúc bài  Dòng sông quê hương là:

  1. Dòng sông quê hương trong mát, đôi bờ xanh ngát hàng cây.
  2. Rồi mai đây đi khắp bốn phương, đừng quên dòng sông chốn quê hương với bao kỉ niệm xưa.
  3. Con thuyền lướt sóng về đây, khúc hát ai trên sông chiều nay.
  4. Dòng sông quê hương yêu dấu, êm đềm trôi mãi về đâu?

Câu 8: Bài hát Dòng sông quê hương có giai điệu:

A. êm ái, du dương

B. êm dịu, trầm buồn.

C. rộn ràng.

D. trong sáng.

Câu 9: Các kí hiệu có trong bài hát Quê hương thanh bình là:

  1. Dấu luyến, dấu lặng.
  2. Dấu hoá cố định, dấu nhắc lại.
  3. Dấu giáng, dấu chấm dôi, dấu hoàn.
  4. Dấu lặng, dấu hoá cố định, luyến.

Câu 10: Nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky là người nước:

A. Nga.

B. Bỉ.

C. Tiệp.

D. Ba  Lan.

Câu 11: Dòng sông quê hương có hình thức mấy đoạn?

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 12: Dòng sông quê hương có phần lời ca được đánh giá là:

A. Trong sáng,

B. Đơn giản.

C. Mộc mạc.

D. Dễ thuộc.

Câu 13: Đoạn 1 của Dòng sông quê hương có bao nhiêu nhịp?

A. 11

B. 14

B. 13

D. 16

Câu 14: Đoạn 2 của Dòng sông quê hương có bao nhiêu nhịp?

  1. 15
  2. 16
  3. 12
  4. 10

Câu 15: Tháng sáu: Khúc hát người chèo thuyền thuộc tuyển tập:

  1. Trời xuân
  2. Mùa hạ.
  3. Bốn mùa.
  4. Xuân hè.

Câu 16: Tuyển tập của nhạc sĩ Pyotr gồm có bao nhiêu tiểu phẩm?

A. 11

B. 12

C. 13

D. 10

Câu 17: Các tiểu phẩm của nhạc sĩ Pyotr viết cho loại nhạc cụ nào?

  1. Piano.
  2. Violin.
  3. Saxophone.
  4. Trumpet.

Câu 18: Tháng sáu: Khúc hát người chèo thuyền có tên là:

A. June: Sailor.

B. June: Barcarole.

C. June: Gondola.

D. June: Venice.

Câu 19: Chương trình mang tên Tchaikovsky là:  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Âm nhạc 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay