Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11 (Cơ khí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Bản vẽ kĩ thuật trong cơ khí chế tạo thường được thể hiện dưới dạng nào?
A. Bản vẽ 2D và 3D
B. Bảng mô tả bằng văn bản
C. Hình vẽ minh họa bằng tay
D. Câu chữ mô tả sản phẩm
Câu 2: Ngành cơ khí chế tạo có xu hướng phát triển theo hướng nào hiện nay?
A. Sử dụng công nghệ tự động hóa, robot
B. Giảm thiểu máy móc, tăng lao động thủ công
C. Chỉ tập trung vào sản xuất đồ gia dụng
D. Hạn chế ứng dụng công nghệ mới để tiết kiệm chi phí
Câu 3: Tại sao bánh xe ô tô thường làm bằng cao su mà không phải bằng kim loại?
A. Kim loại quá giòn
B. Cao su nhẹ, đàn hồi, chịu ma sát tốt
C. Cao su có tính dẫn điện tốt
D. Kim loại dễ bị ăn mòn hơn cao su
Câu 4: Chất lượng sản phẩm gia công cơ khí được đánh giá dựa trên yếu tố nào?
A. Khối lượng của sản phẩm
B. Màu sắc của sản phẩm
C. Độ chính xác về kích thước, vị trí, chất lượng bề mặt
D. Khả năng chống cháy của sản phẩm
Câu 5: Trong đời sống hàng ngày, loại vật liệu nào sau đây giúp tiết kiệm năng lượng nhờ khả năng cách nhiệt tốt?
A. Nhôm nguyên chất.
B. Composite nền hữu cơ.
C. Gạch nung truyền thống.
D. Vật liệu nano cách nhiệt.
Câu 6: Cơ khí chế tạo là gì?
A. Một môn khoa học nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan.
B. Ngành chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng,... phục vụ cho sản xuất và đời sống
C. Khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử
D. Một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Yêu cầu của quá trình gia công tạo hình sản phẩm là lựa chọn được phương pháp gia công
B. Yêu cầu của quá trình gia công tạo hình sản phẩm là phối hợp các phương pháp gia công khác để đạt được các yêu cầu kĩ thuật, hiệu quả kinh tế
C. Yêu cầu của quá trình gia công tạo hình sản phẩm là đảm bảo chất lượng bề mặt như độ nhẵn bóng hoặc chất lượng của lớp bảo vệ
D. Yêu cầu của quá trình gia công tạo hình sản phẩm là bảo vệ sản phẩm dưới tác động của các yếu tố bên ngoài
Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Vật liệu hữu cơ có thành phần hóa học chủ yếu là carbon và hydrogen
B. Chất dẻo, cao su, gỗ thuộc loại vật liệu phi kim loại
C. Vật liệu vô cơ có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
D. Vật liệu hữu cơ có tính dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ thấp
Câu 9: Vật liệu nano là gì?
A. Vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu thành phần khác nhau trong đó bao gồm vật liệu cốt và vật liệu nền
B. Vật liệu có cấu trúc hạt tinh thể có kích thước cỡ nanômét
C. Vật liệu có tính biến thiên có thể thay đổi liên tục các tính chất của vật liệu trong không gian
D. Vật liệu có thể ghi nhớ được hình dạng ban đầu của nó
Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. “Chống mài mòn” thuộc bước đọc bản vẽ chi tiết trong quy trình chế tạo cơ khí
B. “Chống mài mòn” thuộc bước chế tạo phôi trong quy trình chế tạo cơ khí
C. “Chống mài mòn” thuộc bước xử lí bề mặt trong quy trình chế tạo cơ khí
D. “Chống mài mòn” thuộc bước thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm trong quy trình chế tạo cơ khí
Câu 11: Tại sao sắt và hợp kim của sắt được sử dụng trong cơ khí nhiều hơn kim loại và hợp kim màu?
A. Do sắt và hợp kim của sắt rẻ hơn kim loại và hợp kim màu
B. Do sắt và hợp kim của sắt có độ bền cao
C. Do sắt và hợp kim của sắt có khả năng chống ăn mòn
D. Do sắt và hợp kim của sắt có tính trang trí cao.
Câu 12: Sản phẩm cơ khí trong hình được làm bằng vật liệu nào?
A. Cao su
B. Nhựa
C. Composite
D. Thép
Câu 13: Nhận định nào dưới đây đúng với ưu điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực?
A. Chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực có cơ tính cao
B. Chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực chế tạo được vật có kích thước từ nhỏ đến lớn
C. Chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực chế tạo phôi từ vật có tính dẻo kém
D. Chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực chế tạo được vật có kết cấu phức tạp
Câu 14: Cho các phát biểu sau. Số phát biểu đúng là?
1. Sản phẩm của cơ khí chế tạo có thể là các công trình, máy móc, phương tiện giao thông, đồ dùng gia đình
2. Quá trình sản xuất cơ khí là một quá trình đơn giản và ít công đoạn
3. Các sản phẩm của cơ khí chế tạo không góp phần nâng cao đời sống con người
4. Kĩ sư cơ khí là những người được đào tạo lắp ráp tại các cơ sở chuyên nghiệp
5. Tháp Eiffel là một sản phẩm của cơ khí chế tạo
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15: Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim ?
A. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần của các đơn chất tham gia hợp kim và cấu tạo mạng tinh thể của hợp kim.
B. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
C. Thép là hợp kim của Fe và C.
D. Nhìn chung hợp kim có những tính chất hoá học khác tính chất của các chất tham gia tạo thành hợp kim.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................