Phiếu trắc nghiệm Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 10 (Trồng trọt) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 CÁNH DIỀU GIỨA KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Việc phòng trừ sâu bệnh không chỉ giúp bảo vệ cây trồng mà còn giúp gì cho người sản xuất?
A. Giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận
B. Tăng chi phí sản xuất nhưng tăng sản lượng
C. Không có ảnh hưởng gì đáng kể đến người sản xuất
D. Chỉ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm mà không tác động đến thu nhập
Câu 2: Sâu tơ gây hại chủ yếu trên nhóm cây trồng nào?
A. Lúa nước
B. Ngô, khoai, sắn
C. Rau họ cải
D. Cây ăn quả
Câu 3: Virus TYLCV lây lan chủ yếu qua:
A. Côn trùng truyền bệnh
B. Gió mang virus
C. Rễ cây hút virus từ đất
D. Phấn hoa nhiễm virus
Câu 4: Tại sao biện pháp sinh học được ưu tiên trong phòng trừ sâu bệnh?
A. Hiệu quả nhanh hơn thuốc hóa học
B. Không gây hại đến môi trường và sức khỏe con người
C. Không cần theo dõi tình trạng sâu bệnh
D. Chi phí rẻ hơn tất cả các biện pháp khác
Câu 5: Khi gieo hạt theo phương pháp gieo vãi, nhược điểm chính là:
A. Tiết kiệm được hạt giống
B. Cây mọc không đồng đều, khó chăm sóc
C. Dễ dàng áp dụng trên mọi loại đất
D. Cây ít bị sâu bệnh
Câu 6: Khi sử dụng máy làm cỏ trong trồng cam cần lưu ý điều gì?
A. Máy phải có kích thước nhỏ để di chuyển dễ dàng
B. Máy phải có bộ phận cắt tỉa để tỉa cành cây
C. Máy phải có tính năng bón phân kết hợp
D. Máy cần hoạt động trong điều kiện đất khô ráo
Câu 7: Trong công nghệ sấy thăng hoa, tại sao nước trong sản phẩm có thể bay hơi mà không qua giai đoạn hóa lỏng?
A. Do áp suất môi trường bị giảm mạnh
B. Do sản phẩm được làm nóng trước khi sấy
C. Do sản phẩm được hút chân không trong môi trường nhiệt độ cao
D. Do các enzyme trong sản phẩm bị vô hiệu hóa
Câu 8: Hình ảnh nào cho thấy sâu, bệnh gây hại cho rễ?
A. Hình A.
B. Hình B.
C. Hình C.
D. Hình D.
Câu 9: Phòng trừ bệnh xoăn vàng lá cà chua không bao gồm biện pháp nào sau đây?
A. Nhổ bỏ cây bệnh tiêu hủy
B. Luân canh với cây họ cà
C. Vệ sinh đồng ruộng
D. Trừ bọ phấn, bọ trĩ
Câu 10: Khi bón thúc, phương pháp bón qua lá có ưu điểm gì?
A. Giúp cây hấp thụ nhanh chóng dinh dưỡng qua lá
B. Hạn chế sâu bệnh hoàn toàn
C. Giữ cho đất không bị chua
D. Giúp cây ra nhiều hoa hơn
Câu 11: Bệnh xoăn vàng lá cà chua do:
A. Nấm Pyricularia oryzae gây ra
B. Virus TYLCV gây ra
C. Vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra
D. Tuyến trùng gây ra
Câu 12: Công nghệ nào giúp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm trồng trọt mà không làm giảm chất lượng dinh dưỡng?
A. Công nghệ CAS
B. Công nghệ đông lạnh truyền thống
C. Công nghệ lên men vi sinh
D. Công nghệ chiếu xạ thực phẩm
Câu 13: Biện pháp nào sau đây giúp phòng trừ sâu đục thân ngô?
A. Trồng ngô với mật độ cao
B. Gieo trồng đúng thời vụ và bảo vệ ong mắt đỏ ký sinh trứng
C. Không làm đất trước khi gieo trồng
D. Sử dụng nhiều phân đạm
Câu 14: Đâu là nội dung của biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh?
A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.
B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại.
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.
Câu 15: Biện pháp nào giúp hạn chế thoát hơi nước cho cây trồng trong điều kiện khô hạn?
A. Trồng cây thưa hơn
B. Tưới nước tràn
C. Phủ rơm rạ hoặc màng phủ nông nghiệp
D. Không tưới nước
Câu 16: ........................................
........................................
........................................