Trắc nghiệm công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều CĐ 3 Bài 8. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 10 - công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ3 Bài 8. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 3. PHÂN BÓN

 

BÀI 8. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Công nghệ sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu con người là

A. Công nghệ vi sinh vật.

B. Công nghệ tiên tiến.

C. Công nghệ vi sinh.

D. Công nghệ sinh hóa.

Câu 2: Đâu không phải chủng vi sinh vật được sử dụng phổ biến

A. Nhóm vi sinh vật cố định đạm.

B. Nhóm vi sinh vật chuyển hóa lân.

C. Nhóm vi sinh vật cải thiện đất.

D. Nhóm vi sinh vật phân giải callulose.

Câu 3: Công nghệ hiện đại được ứng dụng trong sản xuất phân bón là

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Công nghệ vi sinh.

C. Công nghệ nano.

D. Công nghệ sản xuất phân tan chậm có kiểm soát.

Câu 4: Có mấy chủng vi sinh vật sử dụng phổ biến

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 5: Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh là

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Chuyển hóa chất dinh dưỡng trong đất thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng.

C. Tăng cường khả năng chống chịu cho cây trồng.

D. Tăng lượng mùn, tăng độ phì nhiêu và giúp cân bằng pH của đất.

Câu 6: Đâu không phải nhược điểm của phân hữu cơ vi sinh

A. Giá thành cao.

B. Nếu bón quá liều hoặc không đúng thời điểm sẽ gây lãng phí, tồn dư kim loại nặng trong nông sản.

C. Hiệu quả chậm hơn phân hóa học.

D. Bảo quản phức tạp, hạn sử dụng ngắn.

Câu 7: Công nghệ sản xuất vật liệu ở kích thước siêu nhỏ cỡ nguyên tử, phân tử và siêu phân tử là

A. Công nghệ nguyên tử.

B. Công nghệ vật liệu siêu nhỏ.

C. Công nghệ nano.

D. Công nghệ lõi.

Câu 8: Các hạt nano trong phân bón thường được tạo thành bằng phương pháp

A. Điện phân.

B. Bắn phá nguyên tử.

C. Oxi hóa.

D. Khử hóa học.

Câu 9: Ưu điểm của phân bón nano là

A. Dễ phát tán, bám dính, diện tích tiếp xúc tăng.

B. Có khả năng thấm sâu vào cây trồng.

C. Tiết kiệm phân bón.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Giá thành của phân bón nano … so với các loại phân bón khác”

A. thấp.

B. cao.

C. bằng.

D. thường cao hơn hoặc bằng.

Câu 11: Hiệu suất sử dụng phân bón tại Việt Nam hiện nay là

A. Khoảng 40 - 45%.

B. Khoảng 35 - 40%.

C. Khoảng 60 - 65%.

D. Khoảng 55 - 60%.

Câu 12: Một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu thất thoát khi sử dụng phân bón là

A. Sử dụng phân bón tan chậm có kiểm soát.

B. Sử dụng phân bón nano.

C. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 13: Cấu tạo hạt phân bón tan chậm có kiểm soát gồm

A. Phần vỏ bọc là các lớp nylon sinh học và phần nhân là các nguyên tố sinh dưỡng như N, P, K, Mn, Bo, Cu,...

B. Phần vỏ bọc là các lớp polymer sinh học và phần nhân là các nguyên tố sinh dưỡng như N, P, K, Mn, Bo, Cu,...

C. Phần vỏ bọc là các lớp cutin sinh học và phần nhân là các nguyên tố sinh dưỡng như N, P, K, Mn, Bo, Cu,...

D. Phần vỏ bọc là vỏ con nhộng và phần nhân là các nguyên tố sinh dưỡng như N, P, K, Mn, Bo, Cu,...

Câu 14: Nhược điểm của phân bón tan chậm có kiểm soát

A. Giá thành sản xuất và giá bán cao.

B. Chủng loại chưa đa dạng.

C. Cả B và C đều đúng.

D. Quy trình bón phân phức tạp, nhiều lưu ý.

Câu 15: Ưu điểm của phân bón tan chậm có kiểm soát là

A. Tiết kiệm được phân bón.

B. Hạn chế gây ô nhiễm mạch nước ngầm, không khí.

C. Hạn chế gây thoái hóa đất.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: So với phân bón thông thường, phân bón tan chậm có kiểm soát giảm lượng phân bón khoảng

A. 20%.

B. 40- 60%.

C. 45-60%.

D. 60%.

Câu 2: Vì sao một loại phân hữu cơ vi sinh thường chứa nhiều chủng vi sinh vật đặc hiệu

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Vì quy trình sản xuất phức tạp và tốn nhiều chi phí nên đã cắt bỏ bước tách các chủng vi sinh vật đặc hiệu.

C. Vì nhiều chủng vi sinh vật đặc hiệu cộng sinh với nhau, không thể tách rời.

D. Vì phân hữu cơ vi sinh được sản xuất bằng công nghệ vi sinh nhân giống vi sinh vật đặc hiệu sau đó trộn với chất nền tạo nên phân hữu cơ vi sinh chứa nhiều chủng vi sinh vật đặc hiệu.

Câu 3: Vì sao phân hữu cơ vi sinh lại có hạn sử dụng ngắn hơn phân hữu cơ

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Vì vòng đời của vi sinh vật ngắn.

C. Vì phân hữu cơ vi sinh chứa nhiều vi sinh vật sống, thời gian sống và tồn tại phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh.

D. Vì trong phân hữu cơ vi sinh không thêm vào các chất bảo quản như phân hữu cơ.

Câu 4: Vì sao bón phân nano lại tiết kiệm được phân bón

A. Vì cùng một thể tích, phân bón nano chứa lượng chất dinh dưỡng nhiều hơn các loại phân bón khác.

B. Vì phân bón nano có kích thước siêu nhỏ dễ phân tám, bám dính, diện tích tiếp xúc tăng và có khả năng thấm sâu vào cây trồng và tỉ lệ hấp thu dinh dưỡng của cây đối với loại phân này rất cao, đạt đến 90% mà phân bón thông thường cây chỉ hấp thụ tối đa 50%.

C. Cả B và A đều đúng.

D. Cả B và A đều sai.

Câu 5: Vì sao các chất dinh dưỡng trong hạt phân tan chậm có kiểm soát không tan ngay vào dung dịch đất sau khi bón

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều sai.

B. Vì phân bón tan chậm có kiểm soát có chương trình tan do con người kiểm soát.

C. Vì phân bón tan chậm có kiểm soát làm từ các hợp chất khó tan, cung cấp chất dinh dưỡng từ từ cho cây.

D. Vì phân bón tan chậm có kiểm soát có lớp vỏ bọc là các lớp polymer giúp kiểm soát mức độ tan của phân bón phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1:Nhóm toàn phân bón nano là

A. Phân bón lá Nano Kẽm Chelate, Phân bón lá Nano Thái, Phân bón lá Nano Lào.

B. Phân bón lá Nano Bạc Đồng, Phân bón lá Nano Gold, Phân bón lá Nano AHT.

C.  Phân bón lá Nano Bạc Đồng, Phân bón lá Nano Kẽm Chelate, Phân bón Nano Carbon.

D. Phân bón lá Nano Gold, Phân bón Nano Carbon, Phân bón lá Nano Bạc Đồng

Câu 2:Đâu không phải phân bón tan chậm có kiểm soát

A. Phân bón Rynan Flowermate 230 (NPK 23-08-8 + TE + CHITOSAN).

B. Phân tổng hợp NPK.

C. Phân Bón Thông Minh Rynan Flowermate 210 (NPK 22-10 10+TE+ CHITOSAN).

D. Phân Bón Thông Minh Rynan Flowermate 200 (NPK 31-08-08+ CHITOSAN).

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Phân Bón Thông Minh Rynan Flowermate 200 (NPK 31-08-08+ CHITOSAN) có thành phần là

A. Đạm tổng số (N) 31%, lân hữu hiệu (P2O5) 08%, kali hữu hiệu (K2O) 08% và CHITOSAN 2%.

B. Đạm tổng số (N) 31%, lân hữu hiệu (P2O5) 08%, kali hữu hiệu (K2O) 08% và CHITOSAN 53%.

C. Đạm tổng số (N) 31%, lân hữu hiệu (P) 08%, kali hữu hiệu (K) 08% và CHITOSAN 53%.

D. Đạm tổng số (N) 31%, lân hữu hiệu (P) 08%, kali hữu hiệu (K) 08% và CHITOSAN 2%.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về phân bón lá Nano AHT

A. Thành phần dinh dưỡng gồm molipden, bạc nano, nano chitosan, phụ gia và dung môi.

B. Công dụng thẩm thấu sâu vào từng tế bào thực vật giúp trị hoàn toàn bệnh do nấm và vi khuẩn hại cây

C. Hưỡng dẫn sử dụng: pha 20 ml với 16 lít nước khi dùng phun cho cây cảnh, pha 15ml với 16 lít nước khi dùng phun cho hoa kiểng.

D. Thích hợp dùng cho cây cảnh và hoa kiểng.

=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 8: Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay