Trắc nghiệm công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều CĐ 4 Bài 10: phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 10 - công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 4 Bài 10: phương pháp chọn, tạo giống cây trồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều CĐ 4 Bài 10: phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

CHỦ ĐỀ 4. CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

 

BÀI 10: PHƯƠNG PHÁP CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Cách hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua thay đổi vật chất di truyền trong tế bào là khái niệm của

A. Gây giống.

B. Chọn giống cây trồng.

C. Tạo giống cây trồng.

D. Biến dị di truyền.

Câu 2: Chọn giống cây trồng là

A. Chọn lọc hay tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra.

B. Cách hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.

C. Chọn lọc hay tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con người.

D. Chọn lọc hay tuyển lựa nguồn vật liệu đã có qua thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.

Câu 3: Giống gốc là

A. Giống ban đầu trước khi được chọn lọc.

B. Giống ban đầu trước khi tham gia chọn giống.

C. Giống tự nhiên của cây trồng, chưa qua thí nghiệm hay các nghiên cứu khoa học.

D. Giống sử dụng để tạo giống cây trồng.

Câu 4: Giống đối chứng là

A. Giống cùng loại đó, chưa qua thí nghiêm hay các nghiên cứu khoa học.

B. Giống cùng loại đó dược trồng ở địa phương.

C. Giống ban đầu trước khi chọn lọc.

D. Giống sử dụng để tạo giống cây trồng.

Câu 5: Giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng là khái niệm của

A. Giống ưu thế lai.

B. Giống hoàn thiện.

C. Giống vượt trội.

D. Giống mới.

Câu 6: Có mấy phương pháp chọn giống cây trồng

A. 4

B. 2.

C. 5.

D. 3.

Câu 7: Các phương pháp chọn giống cây trồng là

A. Phương pháp chọn lọc cá thể và phương pháp chọn lọc nhóm.

B. Phương pháp chọn tự nhiên và phương pháp chọn lọc nhân tạo.

C. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp và phương pháp chọn lọc cá thể.

D. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp và phương pháp chọn lọc nhóm.

Câu 8: Đối tượng của phương pháp chọn lọc hỗn hợp là

A. Cây nhân giống vô tính.

B. Cây tự thụ phấn.

C. Cây giao phấn.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Đối tượng của ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Cây tự thụ phấn.

C. Cây giao phấn.

D. Cây nhân giống vô tính.

Câu 10: Có mấy phương pháp tạo giống cây trồng

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 11: Sự giao phối giữa hai hay nhiều dạng bố mẹ khác nhau nhằm tạo ra các con lai mang nhiều tính trạng của bố mẹ là

A. Lai hữu tính.

B. Lai vô tính.

C. Lai ưu thế.

D. Lai kết hợp.

Câu 12: Ưu thế lai là

A. Hiện tượng con lai F1 có tính trạng vượt trội hơn bố mẹ trong lai hữu tính.

B. Hiện tượng con lai F1 có tính trạng vượt trội hơn bố mẹ trong lai vô tính.

C. Hiện tượng con lai F2 có tính trạng vượt trội hơn bố mẹ trong lai hữu tính.

D. Hiện tượng con lai F2 có tính trạng vượt trội hơn bố mẹ trong lai vô tính.

Câu 13: Những loại cây trồng trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể tăng theo bội số nguyên lần của bộ nhiễm sắc thể đơn bội được gọi là

A. Thể tam bội.

B. Thể tứ bội.

C. Đa bội thể.

D. Thể khảm.

Câu 14: Đâu không phải phương pháp tạo giống cây trồng

A. Lai hữu tính.

B. Đột biến gen.

C. Chuyển gen.

D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 15: Đối tượng của phương pháp chọn lọc cá thể là

A. Cây nhân giống vô tính.

B. Cây tự thụ phấn.

C. Cây giao phấn.

D. Cả A và B đều đúng.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về chọn lọc hỗn hợp    

A. Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hỗn hợp là tốn nhiều thời gian và diện tích đất.

B. Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hỗn hợp là nhanh đạt được mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện.

C. Vụ I của chọn lọc hỗn hợp cần chọn những cá thể mang tính trạng vượt trội hơn so với giống gốc.

D. Trong chọn lọc hỗn hợp, giống chọn lọc phải có tiêu chí vượt trội hơn so với giống gốc và giống đối chứng.  

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về chọn lọc cá thể           

A. Ưu điểm của chọn lọc cá thể là tạo ra sự khác biệt rõ theo mục tieu chọn giống.

B. Nhược điểm của chọn lọc cá thể là tốn nhiều thời gian và diện tích đất.  

C. Vụ I của chọn lọc cá thể cần chọn và để riêng những cá thể mang các tính trạng đúng theo yêu cầu đặt ra từ ruộng gốc.

D. Trong chọn lọc cá thể, nếu giống chọn lọc kém hơn giống gốc và giống đối chứng thì chọn lọc thất bại.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng           

A. Ưu điểm của ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng là rút ngắn thời gian chọn được giống cây trồng sạch bệnh.

B. Nhược điểm của ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng là chi phí cao.

C. Nhược điểm của ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng là khó thực hiện.

D. Công nghệ nuôi cấy tế bào được sử dụng để chọn giống cây trồng sạch bệnh.

Câu 4: Đâu không phải ưu điểm của tạo giống cây trồng bằng phương pháp lai hữu tính

A. Dễ thực hiện.

B. Nhanh tạo ra giống mới.

C. Đặc tính di truyền ổn định.

D. Thế hệ sau tỉ lệ sinh sản cao.

Câu 5: Đâu không phải tác nhân gây đột biến

A. Tia bức xạ gamma từ nguồn Co-60.

B. Tia X.

C. N-Nitroso N-methylurea.

D. Urê.

Câu 6: Đâu không phải tác nhân gây đột biến

A. Ethylenimine.

B. Clostridium.

C. Tia phóng xạ.

D. Sodium azide.

Câu 7: Tạo giống cây trồng bằng phương pháp đột biến gen, tỉ lệ biến dị có lợi là

A. Khoảng 0,0001%

B. Khoảng 0,1%.

C. Khoảng 1/1000.

D. Khoảng 1/10000.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đâu không đúng

A. Các tác nhân ảnh hưởng mạnh tạo nên đa bội thể là thay đỏi nhiệt độ đột ngột, tác động của hóa chất như colchicine.

B. Nhược điểm của tạo giống cây trồng bằng phương pháp đa bội thể là tỉ lệ giống bất dục cao nên hạn chế nhân giống hữu tính.

C. Ưu điểm của tạo giống cây trồng bằng phương pháp đột biến gene là đặc tính di truyền ổn định, thế hệ sau tỉ lệ sinh sản cao.

D. Ưu điểm của tạo giống cây trồng bằng phương pháp chuyển gen là nhanh đạt được mục đích chọn giống.

Câu 9: Phương pháp đa bội thể có thể tạo ra giống cây trồng

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Có năng suất cao, sức sống cao.

C. Tính thích ứng rộng.

D. Có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi.

Câu 10: Đâu là công cụ chuyển gen

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Vi khuẩn.

C. Súng bắn gen.

D. Plasmid.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Vì sao giống dưa hấu tam bội (3n) không có hạt

A. Vì người ta tạo giống cây trồng bằng phương pháp đa bội thể nên tỉ lệ bất dục cao, cây không sinh sản hữu tính.

B. Vì người ta tạo giống cây trồng bằng phương pháp đột biến gen dẫn đến cây bị bất duc, không sinh sản hữu tính.

C. Vì người ta tạo giống cây trồng bằng phương pháp đột biến gen, đã biến đổi gen có hạt thành không có hạt.

D. Vì người ta tạo giống cây trồng bằng phương pháp đa bội thể, các thể đa bội đều bất dục, không sinh sản hữu tính.

Câu 2: Nên áp dụng phương pháp chọn giống nào cho lúa và cây mít

A. Phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học.  

B. Phương pháp chọn lọc tự nhiên.

C. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp.

D. Phương pháp chọn lọc cá thể.

Câu 3: Đâu không phải giống cây trồng đa bội thể

A. Táo tàu.   

B. Hồng không hạt.  

C. Chanh không hạt.

D. Sung không hạt.

Câu 4: Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu

A. Các cơ quan của cây tăng.

B. Sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt với điều kiện môi trường không thuận lợi.

C. Cơ quan sinh dưỡng to

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Vì sao cây trồng biến đổi gen (GMO) bị hạn chế hoặc cấm sử dụng ở nhiều quốc gia

A. Vì cây trồng biến đổi gen (GMO) gây ra những tác động tiềm ẩn lên sức khỏe con người.

B. Vì cây trồng biến đổi gen (GMO) gây hại không chủ định cho các sinh vật khác.

C. Vì nhiều trẻ em ở Mỹ và châu Âu bị dị ứng nguy hiểm khi ăn lạc và nhiều thực phẩm biến đổi gen khác.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay