Trắc nghiệm công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều CĐ 3 Bài 7. Một số loại phân bón thường dùng trong trồng trọt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 10 - công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ3 Bài 7. Một số loại phân bón thường dùng trong trồng trọt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 3. PHÂN BÓN

 

BÀI 7. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THƯỜNG DÙNG TRONG TRỒNG TRỌT

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1: Sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng là

A. Chất kích thích.

B. Giá thể.

C. Phân bón.

D. Chất xúc tác.

Câu 2: Đâu không phải vai trò của phân bón trong trồng trọt

A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

B. Cải thiện tính chất của đất trồng.

C. Tiết kiệm chi phí nhân công.

D. Làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp.

Câu 3: Vai trò của phân bón trong trồng trọt là

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Tăng khả năng giữ nước, thoát nước của đất trồng.

C. Cải thiện hệ vi sinh vật có lợi, ngăn ngừa các vi sinh vật có hại trong đất.

D. Cải thiện khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất.

Câu 4: Có mấy loại phân bón được đề cập trong bài học

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 5: Đâu không phải một loại phân bón

A. Phân tự nhiên.

B. Phân hóa học.

C. Phân hữu cơ.

D. Phân vi sinh.

Câu 6: Phân bón hóa học sử dụng nguồn nguyên liệu nào

A. Nguồn nguyên liệu khác.

B. Tự nhiên hoặc tổng hợp

C. Tự nhiên.

D. Tổng hợp.

Câu 7: Phân hữu cơ không có nguồn gốc từ

A. Chất thải của gia súc, gia cầm.

B. Xác động, thực vật.

C. Rác thải công nghiệp.

D. Rác thải hữu cơ.

Câu 8: Phân vi sinh chứa loại vi sinh vật nào sau đây

A. Vi sinh vật cố định đạm.

B. Vi sinh vật chuyển hóa lân.

C. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Bảo quản phân bón bằng cách

A. Để phân nơi cao ráo, thoáng mát, không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc nền xi măng.

B. Không bảo quản phân bón trong các dụng cụ bằng kim loại.

C. Không để phân bón gần lửa, tránh ánh nắng trực tiếp.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Phân hữu cơ thường dùng để

A. Bón thúc.

B. Bón lót.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 11: Phân vi sinh thường dùng để

A. Bón thúc.

B. Bón lót.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 12: Loại phân nào không nê chồng nhiều lên nhau

A. Cả B và C đều đúng.

B. Phân bón dạng viên.

C. Phân bón dạng nén.

D. Cả B và C đều sai.

Câu 13: Vai trò của phân vi sinh là

A. Rút ngắn thời gian phát triển của cây.

B. Cả C và D đều đúng.

C. Cải tạo đất.

D. Ngăn ngừa sâu bệnh hại cho đất.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Phân bón hóa học khó tan trong nước là

A. Phân đạm.

B. Phân lân.

C. Phân Kali.

D. Phân tổng hợp.   

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về phân hóa học

A. Phân hóa học có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại phân bón khác.

B. Bón nhiều, liên tục phân hóa học trong nhiều năm sẽ làm cho đất bị thoái hóa.

C. Khi bón, cần tính toán lượng phân bón phù hợp với từng loại đất, từng loại cây trồng, thời điểm bón.

D. Đối với phân bón dễ tan, dùng để bón lót là chính.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về phân hữu cơ

A. Phân bón hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, hiệu quả đạt nhanh.

B. Phân hữu cơ dùng để bón thúc là chính nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho loại mục. 

C. Thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng của phân không ổn định (tùy thuôc vào nguồn gốc).

D. Phân bón hữu cơ chỉ nuôi dưỡng cây trồng.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về phân vi sinh

A. Phân vi sinh chứa đa dạng các yếu tố dinh dưỡng như: P2O5, Ca, Mg, S,…

B. Chủ yếu dùng để bón thúc, rải xung quanh gốc cây hoặc trộn vào đất trước khi trồng.

C. Phân có thời hạn sử dụng ngắn do khả năng sống và thời gian tồn tạo của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.

D. Phân vi sinh có tác dingj cải tạo đất, ngăn ngừa sâu bệnh hại trong đất.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về bảo quản phân bón

A. Đối với phân dễ chảy nước hoặc bay hơi, cần bảo quản kín, hạn chế tối đa để phân tiếp xúc với không khí.

B. Đối với phân hữu cơ, cần che phủ kín.

C. Đối với phân vi sinh không nên bảo quản quá 6 tháng kể từ ngày sản xuất.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Loại phân nào dùng chủ yếu để bón lót

A. Phân Kali.

B. Phân lân.

C. Phân tổng hợp.

D. Phân đạm.

Câu 7: Phân hữu cơ đã ủ có đặc điểm

A. Màu nâu.

B.  Màu nâu đen.

C. Xốp.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Loại phân nào khi đốt có mùi khai

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Phân Kali.

C. Phân đạm.

D. Phân lân.

Câu 9: Vì sao bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất thoái hóa

A. Bón quá nhiều phân hoá học sẽ dẫn đến tình trạng “dư thừa” mà thực vật không thể hấp thu hết. Chúng lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá chúng biến thành những hợp chất gây ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông.

B. Vì bón quá nhiều phân hóa học tốn kém về kinh tế.

C. Vì bón quá nhiều phân hóa học kiến đất bị cứng, chai sạn, dẫn đến không thể tiếp tục canh tác.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Vì sao phân hữu cơ dùng để bón lót là chính

A. Vì hiệu quả chậm và những chất hữu cơ trong phân phải qua quá trình khoáng hóa thì cây mới sử dụng được.

B. Vì phân hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, bón sớm sẽ giúp cây phát triển tốt hơn

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều đúng

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Vì sao không nên bón lót nhiều phân đạm, phân kali cho cây trồng

A. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

B. Nếu bón nhiều đạm thì cây trồng phát triển quá mức, lượng nước trong cây lớn nên cây yếu.

C. Nếu bón nhiều đạm thì cây trồng có thể bị ngộ độc nitrat.

D. Bón quá nhiều phân kali cây không hấp thụ được hết, bị rửa trôi gây thiệt hại về kinh tế.

Câu 2: Vì sao không được trộn phân vi sinh với các loại phân hóa học hay tro bếp

A. Vì trộn phân vi sinh với các loại phân hóa học lượng chất dinh dưỡng quá nhiều, cây không hấp thụ được hết dẫn đến lãng phí.

B. Vì trộn phân vi sinh với các loại phân hóa học sẽ xảy ra phản ứng hóa học, phân bón hóa học sẽ bị biến đổi thành các chất khác, không còn khả năng cung cấp chất dinh dưỡng.

C. Vì trộn phân vi sinh với các loại phân hóa học hay tro bếp khi sử dụng sẽ làm chết vi sinh vật.

D. Cả B và C đều đúng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1:Chỉ số 25 - 25 -5 trên bao bì khối lượng tịnh 50 kg cho biết điều gì

A. Thành phần phân kali chiếm 25%, phân lân chiếm 25%, phân đạm chiếm 5%

B. Thành phần phân đạm chiếm 25%, phân lân chiếm 25%, phân kali chiếm 5%.

C.  Thành phần phân đạm chiếm 25%, phân kali chiếm 25%, phân lân chiếm 5%

D. Thành phần phân lân chiếm 25%, phân đạm chiếm 25%, phân kali chiếm 5%

Câu 2:Để bón 100kg N, 100kg K2O, 20kg P2O5 cho cây trồng thì cần phải bón bao nhiêu

A. 300kg NPK 25-25-5

B. 400kg NPK 25-25-5

C. 500kg NPK 25-25-5

D. 600kg NPK 25-25-5

=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 7: Một số loại phân bón thường dùng trong trồng trọt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay