Trắc nghiệm công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều Bài 15 Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 10 - công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ4 Bài 9: giống cây trồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)
BÀI 15: BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1:Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng gồm mấy nguyên lí chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2:Nguyên lí đầu tiên trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:
A. Trồng cây khỏe
B. Bảo tồn thiên địch
C. Thường xuyên thăm đồng ruộng
D. Nông dân trở thành chuyên gia
Câu 3:Nguyên lí thứ hai trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:
A. Trồng cây khỏe
B. Bảo tồn thiên địch
C. Thường xuyên thăm đồng ruộng
D. Nông dân trở thành chuyên gia
Câu 4:Nguyên lí thứ ba trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:
A. Trồng cây khỏe
B. Bảo tồn thiên địch
C. Thường xuyên thăm đồng ruộng
D. Nông dân trở thành chuyên gia
Câu 5:Nguyên lí thứ tư trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:
A. Trồng cây khỏe
B. Bảo tồn thiên địch
C. Thường xuyên thăm đồng ruộng
D. Nông dân trở thành chuyên gia
Câu 6:Có mấy loại chế phẩm phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây trồng có nguồn gốc từ vi sinh vật?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1:Đâu là nội dung của biện pháp canh tác?
A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.
B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại.
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.
Câu 2:Đâu là nội dung của biện pháp cơ giới, vật lí?
A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.
B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại.
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.
Câu 3:Đâu là nội dung của biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh?
A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.
B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại.
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.
Câu 4:Đâu là nội dung của biện pháp sinh học?
A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.
B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại.
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.
Câu 5:Đâu không phải ưu điểm của biện pháp canh tác?
A. Dễ áp dụng, hiệu quả lâu dài
B. Không gây ô nhiễm môi trường
C. An toàn cho sức khỏe người sản xuất
D. Hiệu quả cao khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch
Câu 6:Đâu là các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?
A. Ứng dụng công nghệ sinh học, sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh, hóa học.
B. Canh tác, cơ giới và vật lí, sinh học, sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh, hóa học
C. Canh tác, cơ giới và vật lí
D. Đáp án khác
Câu 7:Đâu là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu?
A. Chế phẩm Bt
B. Chế phẩm NPV
C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium
D. Chế phẩm nấm Trichoderma
Câu 8:Đâu là chế phẩm virus trừ sâu?
A. Chế phẩm Bt
B. Chế phẩm NPV
C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium
D. Chế phẩm nấm Trichoderma
Câu 9:Đâu là chế phẩm nấm trừ sâu?
A. Chế phẩm Bt
B. Chế phẩm NPV
C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium
D. Chế phẩm nấm Trichoderma
Câu 10:Đâu là chế phẩm nấm trừ bệnh?
A. Chế phẩm Bt
B. Chế phẩm NPV
C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium
D. Chế phẩm nấm Trichoderma
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Hoạt động làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng là nội dung công việc của biện pháp nào?
A. Cơ giới vật lý
B. Canh tác
C. Sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh
D. Sinh học
Câu 2:Biện pháp nào sau đây là biện pháp Sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
A. Gieo trồng đúng thời vụ
B. Bắt bằng vợt, bẫy ánh sáng
C. Dùng ong mắt đỏ
D. Bón phân cân đối