Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối ôn tập chương 2: Khu vực Mỹ La tinh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 2: Khu vực Mỹ La tinh. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. KHU VỰC MỸ LA TINH

Câu 1:  Vị trí của Mỹ La tinh là:

  1. Nằm ở bán cầu Tây, giữa hai đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, từ 38oB đến 52oN.
  2. Nằm ở bán cầu Đông giữa hai đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, từ Hoa Kỳ đến Ac-hen-ti-na.
  3. Nằm ở bán cầu Tây giữa hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  4. Nằm ở bán cầu Đông giữa hai đại dương: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Câu 2: Một số khoáng sản nổi tiếng của Mỹ La tinh gồm các loại?

  1. Dầu mỏ, sắt, bô-xít, vàng, bạc.
  2. Phốt phát, than, uran, vonfram.
  3. Đá vôi, apatit, phốt-phát, vonfram.
  4. Dầu mỏ, than, uranium, kim cương.

Câu 3: Mĩ Latinh bao gồm các bộ phận lãnh thổ:

  1. Trung Mĩ và Nam Mĩ.
  2. Trung Mĩ và quần đảo Caribê.
  3. Quần đảo Caribê và Nam Mĩ.
  4. Trung Mĩ, Nam Mĩ và quần đảo Caribê.

Câu 4: Vùng có nhiều động đất, núi lửa và bão tập trung nhất ở Mỹ La tinh là:

  1. vùng núi An-đéT phía Tây.
  2. vùng eo đất Trung Mĩ.
  3. vùng cao nguyên Bra-xin.
  4. vùng đồng bằng A-ma-zôn.

Câu 5:  Kênh đào Pa-na-ma là kênh nối liền 2 đại dương nào sau đây?

  1. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.
  2. Thái Bình Dương - Đại Tây Dương.
  3. Ấn Độ Dương - Địa Trung Hải.
  4. Thái Bình Dương - Bắc Băng Dương.

Câu 6: Mỹ La tinh giáp với các đại dương nào?

  1. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  2. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
  3. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
  4. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 7: Lưu vực sông có diện tích lớn nhất thế giới ở Mỹ La tinh là:

  1. Amazon.
  2. Nin.
  3. Ê-nit-xây.
  4. Parana.

Câu 8: Dãy núi dài nhất và cao nhất ở Mỹ La tinh có tên là:

  1. Andes.
  2. Coocdie.
  3. Himalaya.
  4. Alpơ.

Câu 9: Nhân tố quan trọng làm cho Mỹ La tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới là:

  1. Thị trường tiêu thụ.
  2. Có nhiều loại đất khác nhau.
  3. Có nhiều cao nguyên.
  4. Có khí hậu nhiệt đới.

Câu 10: Tốc độ phát triển kinh tế ở các nước Mỹ La tinh có đặc điểm gì?

  1. Đa số tốc độ phát triển kinh tế không đều.
  2. Tốc độ phát triển kinh tế còn chậm.
  3. Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng.
  4. Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao nhưng tăng liên tục.

Câu 11: Việc khai thác nguồn tài nguyên giàu có của Mỹ La tinh chủ yếu mang lại lợi ích cho:

  1. Đại bộ phận dân cư.
  2. Người da đen nhập cư.
  3. Các nhà tư bản, các chủ trang trại.
  4. Người dân bản địa (người Anh-điêng).

Câu 12: Kinh tế nhiều quốc gia Mỹ La tinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu là do:

  1. Không còn phụ thuộc vào nước ngoài.
  2. Cải cách ruộng đất triệt để.
  3. San sẻ quyền lợi của các công ty tư bản nước ngoài.
  4. Tập trung củng cố bộ máy nhà nước.

Câu 13: Ý nào sau đây không thuộc giải pháp cải cách kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia Mỹ La tinh?

  1. Quốc hữu một số ngành kinh tế.
  2. Thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
  3. Khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.
  4. Phát triển giáo dục.

Câu 14: Cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm có diện tích lớn ở Mỹ La tinh vì:

  1. Có đường xích đạo chạy qua gần giữa khu vực.
  2. Có diện tích rộng lớn.
  3. Bao quanh là các biển và đại dương.
  4. Có đường chí tuyến Nam chạy qua.

Câu 15: Những khó khăn về điều kiện tự nhiên của Mỹ La tinh thường phải đối mặt là:

  1. Nạn hạn hán kéo dài, thiếu nước sản xuất.
  2. Động đất, bão, lũ.
  3. Nạn phá hoại mùa màng của côn trùng.
  4. Nạn bão cát, tuyết rơi mùa đông.

Câu 16: Thuận lợi của tự nhiên Mỹ La tinh đối với phát triển kinh tế không phải là:

  1. Có châu thổ sông Amadôn.
  2. Giàu tài nguyên rừng.
  3. Khoáng sản phong phú.
  4. Có đủ các đới khí hậu.

Câu 17: Nhận xét đúng nhất về khu vực Mỹ La tinh là:

  1. Nền kinh tế một số nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân được cải thiện nhiều, chênh lệch giàu nghèo giảm mạnh.
  2. Nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
  3. Nền kinh tế của một số nước còn phụ thuộc vào bên ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
  4. Nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo còn ít.

Câu 18: Nguyên nhân kinh tế Mỹ La tinh phát triển không ổn định là:

  1. Tài nguyên nghèo, cạn kiệt nhanh.
  2. Trình độ dân trí thấp.
  3. Chính sách kinh tế không phù hợp, chính trị không ổn định.
  4. Sự can thiệp của nước ngoài.

Câu 19: Mặc dù các nước Mỹ La tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm không phải do:

  1. các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở.
  2. điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
  3. duy trì xã hội phong kiến trong thời gian dài.
  4. chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế- xã hội độc lập, tự chủ.

Câu 20: Nguyên nhân nào sau đây làm cho nền kinh tế của Mĩ La- tinh phát triển chậm, thiếu ổn định và phụ thuộc vào nước ngoài:

  1. Thiếu đường lối phát triển độc lập, tự chủ.
  2. Sự biến động mạnh của thị trường thế giới.
  3. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
  4. Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Câu 21: Trên 50% nguồn FDI đầu tư vào Mỹ La tinh là từ:

  1. Tây Ban Nha và Anh.
  2. Hoa Kỳ và Tây Ban Nha.
  3. Bồ Đào Nha và Nam Phi.
  4. Nhật Bản và Pháp.

Câu 22: Các cuộc cách mạng ruộng đất không triệt để ở hầu hết các nước Mỹ La tinh đã dẫn đến hậu quả như thế nào?

  1. Các chủ trang trại giữ phần lớn đất canh tác.
  2. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm.
  3. Hiện tượng đô thị hóa tự phát.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 23: Năm 2004, quốc gia có số nợ nước ngoài cao nhất trong khu vực Mỹ La tinh là:

  1. Chi-lê.
  2. Mê-hi-cô.
  3. Bra-xin.
  4. Ác-hen-ti-na.

Câu 24: Dòng En-ni-nô khi xuất hiện ở Mỹ La tinh đã làm thay đổi khí hậu toàn cầu hoạt động trong vùng biển:

  1. Đại Tây Dương, chảy từ xích đạo về đến biển U-ru-goay.
  2. Đại Tây Dương, chảy từ Nam cực lên đến biển Bra-xin.
  3. Thái Bình Dương, chảy từ Nam cực lên đến biển Pê-ru.
  4. Thái Bình Dương, chảy từ xích đạo về đến biển Chi-lê.

Câu 25: Mỹ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (năm 2013 gần 79%) có nguyên nhân chủ yếu là do:

  1. Chiến tranh ở các vùng nông thôn.
  2. Công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh.
  3. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm.
  4. Điều kiện sống ở thành phố của Mỹ La tinh rất thuận lợi.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay