Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối ôn tập chương 4: Đông Nam Á (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 4: Đông Nam Á (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. ĐÔNG NAM Á (PHẦN 1)

Câu 1: Dân cư Đông Nam Á phân bố như thế nào?

  1. Không đều, tập trung đông ở đồng bằng châu thổ các sông lớn, vùng ven biển, một số vùng đất đỏ ba dan.
  2. Khá đều, tập trung cả ở đồng bằng, vùng ven biển, vùng núi, vùng đất đỏ ba dan.
  3. Khá đều, song tập trung đông hơn ở đồng bằng châu thổ các sông lớn, vùng ven biển, một số vùng đất đỏ ba dan.
  4. Không đều, tập trung đông ở đồng bằng châu thổ các sông, đồng bằng ven biển.

Câu 2: Quốc gia Đông nam Á có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là:

  1. Việt Nam.
  2. Phi-lip-pin.
  3. In-đô-nê-xi-a.
  4. Xin-ga-po.

Câu 3: Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng mùa đông lạnh vẫn còn ở:

  1. Bắc Thái Lan và Bắc Mi-an-ma.
  2. Bắc Mi-an-ma và Bắc Lào.
  3. Bắc Việt Nam và Bắc Thái Lan.
  4. Bắc Việt Nam và Bắc Mi-an-ma.

Câu 4: Đâu là nước thành viên thứ 11 của khối ASEAN được kết nạp vào năm 2022?

  1. Đông Ti-mo.
  2. Lào.
  3. Mi-an-ma.
  4. Bru-nây.

Câu 5: Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là:

  1. Gia-va.
  2. Lu-xôn.
  3. Xu-ma-tra.
  4. Ca-li-man-tan.

Câu 6: ASEAN là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức:

  1. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
  2. Thị trường chung Nam Mĩ.
  3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  4. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 7: 5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là.

  1. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
  2. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Xin-ga-po.
  3. Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
  4. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

Câu 8: Khu vực Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu quốc gia?

  1. 12 quốc gia.
  2. 11 quốc gia.
  3. 10 quốc gia.
  4. 21 quốc gia.

Câu 9: Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

  1. Mai-lai-xi-a.
  2. Xin-ga-po.
  3. Thái Lan.
  4. In-đô-nê-xi-a.

Câu 10: Vị trí Đông Nam Á là cầu nối giữa những lục địa nào?

  1. Lục địa Á – Âu với lục địa Nam Mỹ.
  2. Lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
  3. Lục địa Bắc Mỹ với lục địa Nam Mỹ.
  4. Lục địa Bắc Mỹ với lục địa Nam Cực.

Câu 11: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

  1. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  2. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
  3. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
  4. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa khí hậu.

Câu 12: Khu vực Đông Nam Á có quy mô GDP trong giai đoạn 2000 – 2020 như thế nào?

  1. Tăng nhẹ.
  2. Liên tục tăng.
  3. Giảm nhẹ.
  4. Giảm mạnh.

Câu 13: Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là:

  1. Công nghiệp dệt may, da giày.

B.Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.

  1. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
  2. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

Câu 14: Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là:

  1. Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
  2. Chăn nuôi bò.
  3. Khai thác và chế biến lâm sản.
  4. Nuôi cừu để lấy lông.

Câu 15: Các nước Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là:

  1. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
  2. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.
  3. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia.
  4. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.

Câu 16: Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là:

  1. Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  2. Khai thác thế mạnh về đất đai.
  3. Thay thế cây lương thực.
  4. Xuất khẩu thu ngoại tệ.

Câu 17: Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á là:

  1. Tạo nhiều việc làm, sử dụng hợp lí các tài nguyên.
  2. Phát huy tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  3. Đa dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều hàng hóa xuất khẩu.
  4. Giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường.

Câu 18: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm:

  1. 1967.
  2. 1984.
  3. 1995.
  4. 1997.

Câu 19: Đối với ASEAN, việc xây dựng “khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc

  1. Mục tiêu hợp tác.
  2. Cơ chế hợp tác.
  3. Thành tựu hợp tác.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 20: Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

  1. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
  2. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.
  3. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
  4. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.

Câu 21: Đâu không phải là tổ chức hợp tác kinh tế nội khối của ASEAN?

  1. Khu vực thương mại tự do.
  2. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
  3. Quỹ tiền tệ châu Á.
  4. Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Câu 22: Những vấn đề về mặt xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải nỗ lực giải quyết là:

  1. Đô thị hóa, hòa hợp dân tộc, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường tự nhiên, đào tạo cán bộ kĩ thuật.
  2. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí, đô thị hóa nhanh, thiếu hòa hợp dân tộc, thiếu lao động lành nghề, nạn thất nghiệp và dịch bệnh.
  3. Sự hòa hợp dân tộc, đô thị hóa, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết vấn nạn thất nghiệp, dịch bệnh.
  4. thác tài nguyên, bảo vệ môi trường tự nhiên.

Câu 23: Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do:

  1. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
  2. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.
  3. nguyên tắc hoạt động của (ASEAN) không phù hợp với một số nước.
  4. tác động của chiến tranh lạnh và cục diện hai cực hai phe.

Câu 24: Khả năng nào giúp Việt Nam thu hút được vốn đầu tư và hợp tác từ các nước ASEAN?

  1. Có nhiều khoáng sản chiến lược, giá lao động rẻ, thị trường rộng lớn, chính trị ổn định.
  2. Có nền quân sự mạnh, thị trường lớn, chính trị ổn định.
  3. Có sản lượng lúa gạo nhiều, nguyên liệu rẻ, lao động có trình độ cao.
  4. Vị trí Việt Nam có tầm chiến lược, tiếp cận thị trường lớn số 1 thế giới.

Câu 25: Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

  1. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
  2. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
  3. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.
  4. Thông các các sự kiện vinh danh nhân vật có đóng góp lớn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay