Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối ôn tập chương 5: Khu vực Tây Nam Á

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 5: Khu vực Tây Nam Á. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. KHU VỰC TÂY NAM Á

Câu 1:  Tây Nam Á có bao nhiêu quốc gia?

  1. 10 quốc gia.
  2. 20 quốc gia.
  3. 30 quốc gia.
  4. 40 quốc gia.

Câu 2: Tây Nam Á là cầu nối giữa các châu lục nào?

  1. Châu Á, châu Âu và châu Phi.
  2. Châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
  3. Châu Úc, châu Á, châu Phi.
  4. Châu Nam cực, châu Đại dương, châu Âu.

Câu 3: Phía nam của Tây Nam Á là đại dương nào?

  1. Thái Bình Dương.
  2. Bắc Băng Dương.
  3. Ấn Độ Dương.
  4. Đại Tây Dương.

Câu 4: Đâu là tên của con kênh có ý nghĩa quan trọng đối với Tây Nam Á là:

  1. Kênh Xuy-ê.
  2. Kênh Volga-Don.
  3. Kênh Pa-na-ma.
  4. Du-bai.

Câu 5:  Đặc điểm của đồng bằng Tây Nam Á là:

  1. Địa hình tương đối bằng phẳng.
  2. Đất phù sa màu mỡ.
  3. Thuận lợi để phát triển nông nghiệp và cư trú.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đâu không phải là hoang mạc ở Tây Nam Á?

  1. Hoang mạc Ka-la-ha-ri.
  2. Hoang mạc Xi-ri.
  3. Hoang mạc Rúp-em Kha-li.
  4. Hoang mạc Ka-ru.

Câu 7: Địa hình chủ yếu của Tây Nam Á là:

  1. Núi và cao nguyên.
  2. Đồng bằng.
  3. Đồng bằng và bán bình nguyên.
  4. Đồi núi.

Câu 8: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo:

  1. Hồi giáo.
  2. Ki-tô giáo.
  3. Phật giáo.
  4. Ấn Độ giáo.

Câu 9: Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của  khu vực Tây Nam Á là:

  1. Than đá.
  2. Sắt.
  3. Đồng.
  4. Dầu mỏ.

Câu 10: Năm 2020, GDP của toàn khu vực Tây Nam Á chiếm bao nhiêu % GDP toàn cầu?

  1. 3,6%.
  2. 3,7%.
  3. 3,8%.
  4. 3.9%.

Câu 11: Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á?

  1. Do sự phân bố tài nguyên dầu mỏ không đều giữa các quốc gia.
  2. Do chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học – công nghệ của các quốc gia khác nhau.
  3. Do sự tác động của các cường quốc trên thế giới.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 12: Vào năm 2000, quốc gia nào có quy mô gdp lớn nhất Tây Nam Á?

  1. Ca-ta.
  2. Ả-rập xê út.
  3. Thổ Nhĩ Kỳ.
  4. I-ran.

Câu 13: Vào thế kỉ XX, nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nền kinh tế gì sang nền kinh tế gì?

  1. Từ nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí.
  2. Từ nền kinh tế dựa vào dịch vụ sang nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp.
  3. Từ nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí sang nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp.
  4. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 14: Ngành công nghiệp then chốt đối với các nước Tây Nam Á là:

  1. Công nghiệp luyện kim.
  2. Nông nghiệp.
  3. Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí.
  4. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 15: Đâu là nguyên nhân khiến cho việc sản xuất nông nghiệp ở Tây Nam Á trở nên tương đối khó khăn?

  1. Khí hậu khô hạn.
  2. Diện tích đất canh tác ít.
  3. Khí hậu quá lạnh.
  4. A và B đúng.

Câu 16: Đâu là hoạt động ngoại thương nổi bật nhất ở khu vực Tây Nam Á?

  1. Xuất khẩu dầu khí.
  2. Xuất khẩu gạo.
  3. Xuất khẩu nông sản.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 17: Đâu là nguyên nhân khiến cho ngành công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh ở khu vực Tây Nam Á?

  1. Có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri, I-ran, I-rắc.
  2. Nhập nguồn nguyên liệu tốt từ các nước lân cận.
  3. Nguồn nhân lực dồi dào.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 18: Đâu không phải là mặt hàng xuất khẩu của khu vực Tây Nam Á?

  1. Nhiên liệu.
  2. Dầu nhờn.
  3. Gạo.
  4. Các sản phẩm hóa chất.

Câu 19: Đối tác thương mại chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là gì?

  1. Các nước Châu Á.
  2. EU.
  3. Hoa Kỳ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực:

  1. Đông Nam Á, Nam Á, Bắc Mĩ, Châu Âu.
  2. Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Châu Đại Dương.
  3. Bắc Mĩ, Châu Âu, Đông Nam Á.
  4. Bắc Mĩ, Bắc Á, Châu Âu, Đông Á.

Câu 21: Khai thác và nuôi trồng thủy sản được phát triển ở đâu của khu vực Tây Nam Á?

  1. Địa Trung Hải (Thổ Nhĩ Kỳ).
  2. Biển Đỏ (A-rập Xê-út).
  3. Vịnh Péc-xích (Ô-man).
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 22: Các nước có nhiều dầu mỏ nhất ở Tây Nam Á là:

  1. Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kì, Xi-ri, Cô-oét.
  2. Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Xi-ri.
  3. Yê-men, Ô-man, Li-Băng, Síp.
  4. Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét.

Câu 23: Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chiếm bao nhiêu % lượng dầu mỏ thế giới?

  1. 50%.
  2. 55%
  3. 60%
  4. 65%

Câu 24: Đâu không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tranh chấp, xung đột kéo dài ở Tây Nam Á?

  1. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.
  2. Những tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau.
  3. Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo lớn.
  4. Phần tử cực đoan trong các tôn giáo.

Câu 25: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á là:

  1. Dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.
  2. Tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.
  3. Xung đột dai dẳng giữa người Ả- rập và người Do Thái.
  4. Tranh giành đất đai và nguồn nước.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay