Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối bài 10: Sinh vật Việt Nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10: Sinh vật Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Sinh vật Việt Nam đa dạng thể hiện như thế nào?

  1. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.
  2. Có nhiều sinh vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
  3. Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
  4. Có nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Câu 2: Vì sao thảm thực vật rừng ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái?

  1. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
  2. Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
  3. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.
  4. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.

Câu 3: Nhiều hệ sinh thái tự nhiên ở nước ta bị suy giảm về số lượng và chất lượng, nguyên nhân chủ yếu là do:

  1. Thiên tai.
  2. Tác động của con người.
  3. Chiến tranh.
  4. Đốt rừng.

Câu 4: Số lượng loài sinh học đã xác định được ở nước ta là?

  1. 50.000 loài.
  2. 60.000 loài.
  3. 70.000 loài.
  4. 80.000 loài.

Câu 5: Đâu là loại thực vật quý hiếm ở nước ta?

  1. Sao la.
  2. Bò tót.
  3. Hươu xạ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Rừng ngập mặn có các loại cây

  1. Được.
  2. Sú.
  3. Vẹt.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đâu không phải là hệ sinh thái nước ngọt?

  1. Sông.
  2. Rạn san hô.
  3. Đầm.
  4. Hồ.

Câu 8: Sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam không thể hiện ở?

  1. Kiểu hệ sinh thái.
  2. Thành phần loài.
  3. Phân bố rộng khắp cả nước.
  4. Gen di truyền.

Câu 9: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở?

  1. Vùng đồi núi.
  2. Vùng khô hạn.
  3. Vùng đồng bằng.
  4. Vùng nóng ẩm.

Câu 10: Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái?

  1. Hệ sinh thái nông nghiệp.
  2. Hệ sinh thái tự nhiên.
  3. Hệ sinh thái nguyên sinh.
  4. Hệ sinh thái công nghiệp.

Câu 11: Ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên là?

  1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
  2. Hệ sinh thái nông nghiệp.
  3. Hệ sinh thái rừng tre nứa.
  4. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh.

Câu 12: Hệ sinh thái tự nhiên không có ở Việt Nam là rừng?

  1. Tại ga.
  2. Cận nhiệt đới núi cao.
  3. Nhiệt đới gió mùa.
  4. Ngập mặn.

Câu 13: Nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật?

  1. 14.000 loại.
  2. 14.600 loại.
  3. 15.000 loại.
  4. 15.600 loại.

Câu 14: Số lượng loài thú bị liệt vào danh sách đe dọa tuyệt chủng của nước ta là?

  1. 70.
  2. 75.
  3. 80.
  4. 85.

Câu 15: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học?

  1. Trồng cây gây rừng.
  2. Xây dựng nhiều đập thủy điện.
  3. Đốt rừng làm nương rẫy.
  4. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp.

Câu 16: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vũng của con người

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

  1. (1), (2), (3).
  2. (2), (3), (5).
  3. (2), (4), (5).
  4. (1), (3), (4).

Câu 17: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

  1. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
  2. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loại động vật hoang dã.
  3. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
  4. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

Câu 18: Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

  1. Đới lạnh.
  2. Hoang mạc đới nóng.
  3. Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 19: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?

  1. Biến đổi khí hậu.
  2. Hiệu ứng nhà kính.
  3. Tuyệt chủng động, thực vật.
  4. Bệnh ung thư ở người.

Câu 20: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vọng của nhiều loại động vật hiện nay?

  1. Do các loại thiên tai xảy ra.
  2. Do các hoạt động của con người.
  3. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
  4. Do các loại dịch bệnh bất thường.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Ở nước ta, môi trường sống thuận lợi nên có nhiều luồng sinh vật di cư tới từ?

  1. Liên Bang Nga, Tây Âu.
  2. Trung Quốc, Mi-an-ma.
  3. Hi-ma-lay-a.
  4. Mai-lai-xi-a, Ấn Độ.

Câu 2: Rừng ôn đới núi cao phát triển ở vùng nào?

  1. Ba Vì.
  2. Tây Nguyên.
  3. Hoàng Liên Sơn.
  4. Tam Đảo.

Câu 3: Vườn quốc gia đầu tiên của nước ta là?

  1. Tam Đảo.
  2. Cúc Phương.
  3. Bạch Mã.
  4. Cát Bà.

Câu 4: Thảm thực vật chủ yêu của khu rừng núi cao Hoàng Liên Sơn là rừng?

  1. Nhiệt đới.
  2. Cận nhiệt.
  3. Ôn đới.
  4. Hỗn giao.

Câu 5: Đâu không phải là loại cây thuộc nhóm cây thực phẩm?

  1. Mộc nhĩ.
  2. Quế.
  3. Măng.
  4. Nấm hương.

Câu 6: Đâu không phải là loại cây dược liệu?

  1. Tam thất.
  2. Ngải cứu.
  3. Ngũ gia bì.
  4. Nấm hương.

Câu 7: Lợi ích của đa dạng sinh học ở Việt Nam là?

  1. Là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực.
  2. Duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng.
  3. Cùng cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

  1. Điều hòa khí hậu.
  2. Cung cấp đất phi nông nghiệp.
  3. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên.
  4. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã.

Câu 9: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vọng của nhiều loại động vật hiện nay?

  1. Do các loại thiên tai xảy ra.
  2. Do các hoạt động của con người.
  3. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
  4. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 10: Các vườn quốc gia có giá trị?

  1. Giá trị kinh tế: lấy gỗ, dược liệu, gia vị, thực phẩm...
  2. Phòng chống thiên tai: bão, lũ lụt,...
  3. Bảo vệ, phục hồi phát triển tài nguyên sinh học.
  4. Cải tạo đất.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Hệ sinh thái rừng thưa rụng phân bố:

  1. Hoàng Liên Sơn
  2. Việt Bắc
  3. Bắc Trung Bộ
  4. Tây Nguyên

Câu 2: Hệ sinh thái ôn đới núi cao phân bố:

  1. Hoàng Liên Sơn
  2. Đông Bắc
  3. Bắc Trung Bộ
  4. Tây Nguyên

Câu 3: Điều nào không đúng với sự phân bố hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta?

  1. Rừng núi cao Pu Sam Sao.
  2. Rừng tre nứa ở Việt Bắc.
  3. Rừng Cúc Phương, Ba Bể.
  4. Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) Tây Nguyên.

----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 10: Sinh vật Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay