Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối bài 6: Thủy văn Việt Nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Thủy văn Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 câu)
Câu 1: Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm?
- Mạng lưới sông ngòi thưa thớt.
- Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, chủ yếu là các sông lớn.
- Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, phân bố rông khắp.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.
Câu 2: Sông ngòi nước ta chủ yếu là những sông có đặc điểm?
- Nhỏ, ngắn và dốc.
- Nhỏ, ngắn và sông chảy êm đềm.
- Sông dài, lớn và dốc.
- Sông dài, lớn và chảy êm đềm.
Câu 3: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chủ yếu là?
- Tây bắc-đông nam và tây-đông.
- Vòng cung và tây-đông.
- Tây bắc-đông nam và vòng cung.
- Tây-đông và bắc- nam.
Câu 4: Chế độ nước của sông ngòi nước ta?
- Lũ vào thời kì mùa xuân.
- Hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- Sông ngòi nhiều nước nhưng càng vè hạ lưu thì lượng nước càng giảm.
- Sông ngòi đầy nước quanh năm.
Câu 5: Đỉnh lũ của sông ngòi Bắc Bộ vào tháng mấy?
- Tháng 6
- Tháng 7
- Tháng 8
- Tháng 9
Câu 6: Mùa lũ của sông ngòi Trung Bộ?
- Mùa hè
- Hè thu
- Thu đông
- Mùa thu
Câu 7: Đỉnh lũ của sông ngòi Nam Bộ vào tháng mấy?
- Tháng 7
- Tháng 8
- Tháng 9
- Tháng10
Câu 8: Lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta?
- Sông Hồng và sông Mê Công
- Sông Hồng và sông Mã
- Sông Mã và sông Đồng Nai
- Sông Đồng Nai và sông Mê Công
Câu 9: Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ vào các tháng:
- Từ tháng 4 đến tháng 7.
- Từ tháng 1 đến tháng 4.
- Từ tháng 5 đến tháng 10
- Từ tháng 9 đến tháng 12.
Câu 10: Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm:
- Mạng lưới sông ngòi thưa thớt.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.
- Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, phân bố rông khắp.
- Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, chủ yếu là các sông lớn.
Câu 11: Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng bao nhiêu lượng nước cả năm?
- 70% – 80%.
- 50% – 60%.
- 60% – 70%.
- 80% – 90%.
Câu 12: Sông ngòi nước ta có lượng phù sa?
- Nhỏ.
- Rất nhỏ.
- Lớn.
- Rất lớn
Câu 13: Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là khoảng?
- 200 triệu tấn.
- 250 triệu tấn.
- 300 triệu tấn.
- 350 triệu tấn.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta?
- Có hai mùa nước khác nhau rõ rệt.
- Sông ngòi có hàm lượng phù sa lớn.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Chảy theo hai hướng chính đông bắc – tây nam và vòng cung.
Câu 15: Sông ngòi Trung Bộ có mùa lũ vào các tháng cuối năm do?
- Lũ lên rất từ từ.
- Sông có dạng nan quạt.
- Mùa mua từ tháng 9 đến tháng 12.
- Ít mưa và bão lớn.
Câu 16: Sông Mê Công chảy qua bao nhiêu quốc gia?
- 5
- 6
- 7
- 8
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi Bắc Bộ?
- Lụ tập trung nhanh và kéo dài.
- Các sông có dạng nan quạt.
- Có chế độ nước khá điều hòa.
- Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10.
Câu 18: Đâu không phải thuận lợi do sông Mê Công mang đến cho đất nước ta?
- Mùa lũ nước dâng cao làm ngập nhà cửa, phá hoại mùa màng.
- Phù sa bồi đắp vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
- Giao thông đường thủy phát triển.
- Nguồn thủy sản lớn.
Câu 19: Sông ngòi miền Trung có lũ lên nhanh và đột ngột, nguyên nhân chủ yếu do
- Địa hình núi cao, bị cắt xẻ mạnh.
- Lượng mưa tập trung với lưu lượng lớn.
- Sông ngắn, nhỏ, dốc và mưa lớn tập trung.
- Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị cắt xẻ mạnh.
Câu 20: Sông ngòi Nam bộ có chế độ nước:
- Lũ lớn.
- Lên nhanh.
- Không điều hòa.
- Điều hòa theo mùa.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Chế độ mưa thất thường đã làm cho sông ngòi nước ta có:
- Tổng lượng nước lớn.
- Nhiều phù sa.
- Chế dộ dòng chảy thất thường.
- Nhiều đợt lũ trong năm.
Câu 2: Sông chảy theo hướng vòng cung là?
- Sông Chảy.
- Sông Mã.
- Sông Gâm.
- Sông Mê Công.
Câu 3: Các sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam là?
- Sông Mã, sông Cả.
- Sông Cầu, sông Thương.
- Sông Lục Nam.
- Sông Lô, sông Gâm.
Câu 4: Sông nào chảy theo hướng đông bắc - tây nam?
- Sông Xê-xan.
- Sông Đồng Nai.
- Sông Tiền.
- Sông Hậu.
Câu 5: Hệ thống sông không chảy theo hướng vòng cung và hướng tây bắc –đông nam của là?
- Sông Hồng.
- Sông Mã.
- Sông Cả.
- Sông Kì Cùng-Bằng Giang.
Câu 6: Sông nào có giá trị thủy điện lớn nhất ở nước ta:
- Sông Mê Công.
- Sông Mã.
- Sông Cả.
- Sông Đà.
Câu 7: Hệ thống sông có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc là:
- Sông Cả.
- Sông Hồng.
- Sông Thái Bình.
- Sông Mã
Câu 8: Đặc điểm chế độ của nước sông ngòi Nam Bộ
- Lượng nước lớn, chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Lưu lượng nước ít, chế độ theo mùa nhưng điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Lượng nước lớn quanh năm, chế độ nước sông rất điều hòa.
- Lưu lượng nước ít, chế độ theo mùa nhưng khắc nghiệt hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.
Câu 9: Sông Cửu Long không đổ ra biển bằng sông?
- Bát Xắc.
- Thái Bình.
- Hàm Luông.
- Trần Đề.
Câu 10: Vùng nào ở nước ta hằng năm người dân phải sống chung với lũ?
- Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng.
- Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh.
- Đồng bằng duyên hải Miền Trung.
3. VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1: Nguyên nhân các hệ thống sông ngòi ở nước ta thường rất giàu phù sa là:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.
- Trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau.
- Diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.
Câu 2: Tại sao chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa?
- Trong năm có hai mùa khô và mưa.
- Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.
- Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.
- Đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều.
Câu 3: Phần lớn các sông ở nước ta ngắn và dốc vì?
- Lãnh thổ hẹp, ngang.
- Địa hình nhiều đồi núi.
- Đồi núi lan ra sát biển.
- Tất cả đều đúng.
----------Còn tiếp --------
=> Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 6: Thuỷ văn Việt Nam