Trắc nghiệm chủ đề chung 1 KNTT: Văn minh châu thổ sông hồng và sông cửu long

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông hồng và sông cửu long. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ CHUNG 1: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây là đúng?

  1. Châu thổ sông Hồng rộng khoảng 25 000 km2, có dạng tam giác, đỉnh ở Mê Linh (Hã Nội), đáy là đường bờ biển từ Cát Hải (Hải Phòng) đến cửa sông Đáy (Nam Định)
  2. Châu thổ sông Hồng rộng khoảng 15 000 km2, có dạng tam giác, đỉnh ở Việt Trì (Phú Thọ), đáy là đường bờ biển từ Quảng Yên (Quảng Ninh) đến cửa sông Đáy (Ninh Bình).
  3. Châu thổ sông Hồng rộng khoảng 35 000 km2, có dạng tam giác, đỉnh ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đáy là đường bờ biển từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đến cửa sông Đáy (Ninh Bình).
  4. Châu thổ sông Hồng rộng khoảng hơn 50 000 km2, có dạng hình chữ nhật, trải từ Hà Nội, Thanh Hoá kéo ra đến Quảng Ninh, Ninh Bình.

 Câu 2: Phần sông Hồng chảy ở Việt Nam dài bao nhiêu?

  1. 156 km
  2. 556 km
  3. 1 556 km
  4. 15 556 km

 Câu 3: Câu nào sau đây đúng về đồng bằng châu thổ sông Cửu Long?

  1. Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta
  2. Có diện tích hơn 40 nghìn km
  3. Bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và một phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như bán đảo Cà Mau)
  4. Tất cả các đáp án trên.

 Câu 4: Sông Cửu Long gồm hai nhánh chính là:

  1. Sông Tiền và sông Hậu
  2. Sông Hồng và sông Mê Công
  3. Sông Đáy và sông Tiền
  4. Sông Cả và sông Đáy

 Câu 5: Từ xa xưa, để khai thác nguồn nước giàu phù sa của hệ thống sông Hồng, người Việt đã:

  1. Tạo nên những hệ thống kênh (sông đào) dẫn nước vào ruộng, hoặc tiêu nước, phân lũ về mùa mưa
  2. Tổ chức đắp đê, trị thuỷ để phát triển sản xuất và bảo vệ cuộc sống
  3. Nạo vét sông Hồng để dùng cho sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.
  4. Cả A và B.

 Câu 6: Với vùng đồng bằng phì nhiêu, rộng lớn, vùng đất Nam Bộ Việt Nam sớm được khai khẩn và trở thành một trung tâm nông nghiệp lúa nước ở thời:

  1. Vương quốc Chân Lạp
  2. Vương quốc Chăm-pa
  3. Vương quốc Sa Huỳnh
  4. Vương quốc Phù Nam

 Câu 7: Việc khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long lại là

  1. Quá trình xây đắp đê điều để trị thuỷ
  2. Quá trình chăn nuôi thuỷ sản ở quy mô lớn.
  3. Quá trình thích ứng với tự nhiên
  4. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt từ sông Hồng, ông cha ta đã:

  1. Xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn km dọc hai bên bờ sông
  2. Chuyển sang phương thức sống chung với lũ
  3. Xây đập ở trên thượng lưu để kiểm soát dòng chảy
  4. Tất cả các đáp án trên.

 Câu 2: Chế độ nước sông Hồng tương đối đơn giản. Điều đó được thể hiện như thế nào?

  1. Trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn rõ rệt.
  2. Nước chảy xiết quanh năm.
  3. Mùa hè mưa nhiều, nước chảy liên tục; các mùa còn lại đều cạn khô.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 Câu 3: Chế độ nước sông Hồng trở nên điều hoà hơn từ khi nào?

  1. Từ khi hệ thống đê điều được xây dựng.
  2. Từ khi các hệ thống hồ chứa nước được xây dựng ở thượng lưu
  3. Tư khi Trái Đất không còn biến đổi khí hậu
  4. Tất cả các đáp án trên.

 Câu 4: Chế độ nước của sông Cửu Long có đặc điểm gì?

  1. Đơn giản và điều hoà, chia thành hai mùa
  2. Đơn giản và điều hoà, chia thành bốn mùa tương ứng với bốn mùa trong một năm.
  3. Phức tạp và có nhiều biến động
  4. Chảy xiết quanh năm và có nhiều bất thường

 Câu 5: Sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất có nhiều sông ngòi, từ rất sớm, tổ tiên của những tộc người sinh sống trên đất nước Việt Nam đã biết:

  1. Khai thác nguồn lợi từ sông nước, cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của các con sông lớn
  2. Chế tạo tàu chiến, tập dượt thuỷ quân, giao thương trên sông nước giữa các vùng miền.
  3. Cần phải xây dựng một nhà nước để quản lí sông ngòi.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 Câu 6:

Đây là hình ảnh của:

  1. Lười liềm sắt thuộc thời kì văn hoá Đông Sơn
  2. Lưỡi câu đồng thuộc thời kì văn hoà Gò Mun
  3. Khuyên tai bằng ngọc thời kì nhà Lý
  4. Một di vật có niên đại từ thời nhà Nguyễn

 Câu 7: Đến thế kỉ IV, ở Nam Bộ xuất hiện tình trạng gì?

  1. Phù sa sông bồi đắp mạnh hơn, tình trạng xâm ngập mặn giảm xuống đáng kể, nghề trồng lúa nước phát triển mạnh.
  2. Biển tiến cục bộ, nước mặn dần dâng cao, làm cho toàn bộ vùng đất thấp bị ngập mặn, gây ra hậu quả lâu dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề trồng lúa
  3. Mạng lưới sông ngòi cạn nước quanh năm khiến cho nước biển vào trong đất liền ngày càng nhiều, từ đó vùng Nam Bộ trở nên hoang vu trong một hàng thế kỉ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Hệ thống sông Hồng là một trong hai hệ thống sông lớn nhất ở Việt Nam, với dòng sông chính là sông Hồng, hàng trăm phụ lưu các cấp (lớn nhất là sông Đà và sông Lô) và hàng chục chi lưu (sông Trà Lý, sông Đáy,...).
  2. Hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lên tới 112 tỉ m3/năm
  3. Hệ thống sông Hồng có lượng phù sa hết sức phong phú, khoảng 120 triệu tấn/năm
  4. Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với hoạt động đánh bắt cá trên sông của con người thời cổ đại.

 Câu 2: Biểu đồ sau đây thể hiện điều gì?

  1. Lượng nước mưa ở Hà Nội
  2. Lượng nước mưa ở Mỹ Thuận
  3. Lưu lượng nước sông Hồng tại trạm Hà Nội
  4. Lưu lượng nước sông Tiền tại trạm Mỹ Thuận

 Câu 3: Vì sao tuy hàm lượng phù sa không cao nhưng tổng lượng phù sa của hệ thống sông Cửu Long vẫn rất lớn?

  1. Vì đồng bằng sông Cửu Long còn được bồi đắp từ nguồn nước biển qua thuỷ triều.
  2. Vì đồng bằng sông Cửu Long còn được bồi đắp phù sa từ hoạt động sinh sống và nuôi trồng thuỷ sản có từ xa xưa.
  3. Vì tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 507 tỉ m3/năm
  4. Vì tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 5070 tỉ m3/năm, chiếm 60,4% tổng lượng nước của tất cả sông ngòi ở Việt Nam

 Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Do không có hệ thống đê ven sông như ở châu thổ sông Hồng nên khi mùa lũ đến, nước sông Cửu Long dâng tràn ngập một vùng rộng khoảng 10 000 km, bồi đắp phù sa cho bề mặt châu thổ.
  2. Hiện nay, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông tăng nên nhiều nơi ở ven biển của châu thổ bị sạt lở.
  3. Trước đây, hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực bán đảo Cà Mau tới hàng trăm mét mỗi năm.
  4. Sông Cửu Long là phần hạ lưu của sông Mê Công, hiện đổ ra Biển Đông qua tám cửa sông.

 Câu 5: Mạng lưới thuộc hệ thống sông Hồng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của người Việt cổ ở miền Bắc. Điều đó được thể hiện như thế nào?

  1. Thần sông ban cho người Việt cổ nhiều thứ quý giá, góp phần duy trì sự bền vững của dân tộc.
  2. Sông Hồng là nơi triều đình Thăng Long trấn thủ quân xâm lược Tống.
  3. Mạng lưới sông Hồng là nơi cung cấp nguồn thức ăn, là đường giao thông liên kết giữa các vùng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về việc xây đắp đê điều cho sông Hồng trong lịch sử?

  1. Đê Cơ Xá được vua Lý Nhân Tông cho xây dựng vào tháng 3 – 1108 để bảo vệ kinh thành Thăng Long khỏi ngập lụt. Nhà vua cũng ra lệnh đắp đê trên sông Như Nguyệt (sông Cầu bây giờ) dài 30 km.
  2. Tới thời Trần, triều đình đã cho gia cố cho các đoạn đê xung yếu ở hai bên bờ sông Hồng từ đầu nguồn tới biển (đê quai vạc) và đặt ra chức quan Hà để sứ chuyên trách trông coi việc bồi đắp và bảo vệ hệ thống đề điều,...
  3. Sang thế kỉ XV, nhà Lê bắt đầu tiến hành quai đê lấn biển để khai thác bãi bồi vùng cửa sông.
  4. Ở thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng đã thuê người Pháp xây dựng các bờ đê vững chắc, từ đó người dân quanh sông Hồng ít khi phải chịu cảnh ngập lụt.

 Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về quá trình khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long trong lịch sử?

  1. Quá trình khai hoang, phục hoá đồng ruộng bắt đầu được đẩy mạnh từ khoảng thế kỉ VII với nhiều dòng kênh lớn được đào và đưa vào khai thác.
  2. Các cộng đồng cư dân đến từ phía bắc, cùng với những nhóm cư dân có mặt từ trước đã sát cánh bên nhau khai phá trên quy mô lớn, phát triển vùng đất Nam Bộ dần thành một trung tâm kinh tế của đất nước.
  3. Cuộc sống trên sông nước, gần sông nước và những ứng xử thường xuyên với môi trường đã tạo nên một nền văn hoá đậm chất sông nước.
  4. Chợ nổi, nhà nổi,... là những cách thích ứng với môi trường sông nước của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay